Thử nghiệm quái dị: Sẽ ra sao nếu photocopy một tấm gương

Thử nghiệm quái dị: Sẽ ra sao nếu photocopy một tấm gương

Khi một chiếc gương được đưa vào máy photocopy hoặc máy quét, kết quả của thí nghiệm cho ra sẽ thế nào?

Trong một cuộc thí nghiệm nhỏ vừa được thực hiện bởi các nhà khoa học Mỹ, khi một chiếc gương được đưa vào máy photocopy hoặc máy quét, kết quả cho ra là hình ảnh một mặt kính gần như đen kịt. Vậy chuyện gì đã xảy ra? Những mảnh gương sáng mà chúng ta mong muốn thấy được đã biến đi đâu?

Để trả lời được vấn đề này, đầu tiên bạn phải hiểu quy trình photocopy/scan diễn ra như thế nào.

Thử nghiệm quái dị: Sẽ ra sao nếu photocopy một tấm gương

Mặc dù có rất nhiều công đoạn phức tạp khác nhau, nhưng các bước đơn giản từ khi bạn đặt giấy in lên tấm gương và ấn nút “scan” bao gồm:

– Một tia sáng lóe lên chạy dọc quanh vật cần scan từ đầu đến cuối.

Thử nghiệm quái dị: Sẽ ra sao nếu photocopy một tấm gương

– Hình ảnh của vật thể đó được phản chiếu lên một tấm gương có góc cạnh và cũng di chuyển cùng tốc độ như vật thể.

– Hình ảnh phản chiếu đầu tiên của vật thể sẽ được thu lại bởi tổ hợp nhiều tấm gương ở cuối máy scan.

Thử nghiệm quái dị: Sẽ ra sao nếu photocopy một tấm gương

– Hình ảnh này tiếp tục được thu lại bởi một thiết bị có tên CCD để mã hóa và sau đó có thể được chuyển ra ổ cứng máy tính.

Bên cạnh đó, về bản chất thì các tia sáng của máy scan chiếu vào vật thể với một góc 45 độ khiến bạn trông thấy chúng như những vết xước thay vì ánh sáng trắng.

Thử nghiệm quái dị: Sẽ ra sao nếu photocopy một tấm gương

Vậy nếu bạn thay một vật thể nào đó bằng một tấm gương, mọi chuyện sẽ diễn ra thế nào?

Các công đoạn vẫn được tiến hành bình thường trừ việc máy scan quét tâm gương thì nó chỉ nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của vùng dưới tấm gương đó dội lại. Mà vùng dưới của máy scan qua hình gương vốn là một vùng tối nên khi kết quả scan cho ra một hình ảnh tối hoàn toàn là điều dễ hiểu.

Thử nghiệm quái dị: Sẽ ra sao nếu photocopy một tấm gương

Máy scan sẽ phân tích kết quả vốn được nó nhận diện là hình ảnh phản chiếu của tấm gương, chứ không phải là bản thân tấm gương đó.

Thử nghiệm quái dị: Sẽ ra sao nếu photocopy một tấm gương

Do ánh sáng quét vật thể và hình ảnh phản chiếu lại không ăn khớp với nhau nên hình ảnh cho ra hoàn toàn là một màu tối.

Vì vậy nếu bạn scan một vật thể có bề mặt bóng loáng như tấm gương, ánh sáng sẽ bị dội ngược lại và không cho thấy hình ảnh của nó.

Trong trường hợp của tấm gương, ánh sáng quét vật thể và hình ảnh phản chiếu lại hoàn toàn không ăn khớp với nhau, đó là lí do vì sao hình ảnh cho ra hoàn toàn là một màu tối.

 

Theo Trí thức trẻ