Mặc dù gần 1 phần tư dân số thế giới sống ở Trung Quốc nhưng họ chỉ sống trên 7% diện tích đất trồng trọt được của thế giới (2002). Bên cạnh đó, đã có sự mất đất trồng liên tục ở Trung Quốc do sự xói mòn, sự tạo muối, sa mạc hóa và đô thị hoá. Sự mất đất này đã ở mức độ báo động, ước tỉnh khoảng 300.000 hecta một năm (2003). Điều này đã tạo ra các nguy cơ về những vấn đề xã hội nghiêm trọng như nạn đói và thiếu thức ăn đang ngày trở nên cục bộ, sự ô nhiễm và sự thoái hóa đất. Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế. (Huang et al., 2001) Công nghệ nông nghiệp tiên tiến như công nghệ sinh học sẽ trở nên cực kỳ quan trọng trong vần đề bảo đảm lương thực ở Trung Quốc (Kowalski, 2003). Đáp lại, chính phủ đã tạo ra các nguồn đáng kể cho ngành này và tích cực thúc đẩy sự phát triển của ngành này từ giữa năm 1980. (Huang et al., 2001)
Ngành công nghệ sinh học ở Trung Quốc đã có những thành công khoa học và phát triển đến một tầm đáng kể nhưng vẫn gần như do chính phủ hỗ trợ. Sự thành công đã dẫn đấn sự tăng nhanh về hỗ trợ tài chính trong những năm gần đây. Trong nữa thập kỷ còn lại của thập niên 90, công nghệ sinh học đã dùng hơn gấp đôi từ khoảng 40 triệu đô la Mỹ đến 112 triệu đô la Mỹ một năm. Chính phủ trung quốc đã hứa tăng ngân sách nghiên cứu lên 400% trong vòng 5 năm từ năm 2002-2007
Mặc dù Trung Quốc là nước đang phát triển nhưng tổng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển nông nghiệp ước tính khoảng 10% chi tiêu cho công cộng trên toàn cầu. Hiện đang có gần 400 phòng thí nghiệm công nghệ sinh học chính do chính phủ tài trợ và hơn 20.000 nhân viên kỹ thuật và nghiên cứu làm việc trong ngành (năm 2002).
Nỗ lực nghiên cứu đã mang lại nhiều loại giống biến đổi gen đã được thử nghiệm thực địa, đã được làm sạch đối với môi trường và đã được đưa vào sản xuất thương mại. Sự biến đổi gen có nhiều mục tiêu (hoặc kết hợp của các mục tiêu): sự kháng lại côn trùng, sự kháng lại vi khuẩn nấm, kháng lại virus, khả năng chịu muối, khả năng chịu hạn, giàu chất dinh dưỡng cải thiện chất lượng và tăng sản lượng (2002). Trung Quốc có diện tích cây trồng chuyển gen thương mại lớn thứ 4 thế giới đứng sau Mỹ, Canada và Achentina. Trung Quốc là nước đầu tiên trồng cây trồng chuyển gen một cách thương mại – đó là cây thuốc lá. Sau khi trồng được 1.6 triệu hecta cây thuốc lá biến đổi gen vào năm 1996, Trung Quốc ngưng trồng thuốc lá biến đổi gen do lo lắng rằng các nhà chế biến thuốc lá, hầu hết từ Mỹ, sẽ cấm Trung Quốc nhập khẩu thuốc lá bởi vì chúng bị biến đổi gen. (1999)
6 loại cây trồng đã được cấp giấy phép sản xuất thương mại. Hai giấy phép được trao cho các giống bông vải có khả năng chống côn trùng khác nhau. Vào năm 2000, bông vải biến đổi gen được trồng với diện tích 700.000 hecta (2001). Hai giấy phép khác được trao cho các giống cà chua, một loại được biến đổi gen để làm chậm quá trình chín và giống còn lại có khả năng kháng virus. Cây thuốc lá cảnh đổi màu và tiêu ngọt kháng virus cũng được cấp giấy phép. Tập đoàn Mosanto, có trụ sở ỡ Mỹ, là công ty nước ngoài duy nhất được cấp giấp phép cho loại bông vải biến đổi gen. (2002)
Việc sử dụng công nghệ sinh học không thuộc nông nghiệp chiếm một phần nhỏ hơn trong ngành này so với công nghệ sinh học nông nghiệp nhưng nó là một phần quan trọng trong kế hoạch của chính phủ để giải quyết một số vấn đề nghiêm trọng nhất của Trung Quốc. Tổng cộng, đã thương mại hóa được 18 dược phẩm sinh học và thêm 30 dược phẩm sinh học đang được thử nghiệm lâm sàng. Trung Quốc còn đạt được tiến bộ trong việc phát triển thuốc trừ sâu sinh học (2001). Trung Quốc cũng đã phát triển được cá chép chuyển đổi gen (loài thủy sản dồi dào ở Trung Quốc) phát triển với tốc độ nhanh hơn 42% so với cá chép không chuyển đổi gen.
Việc kinh doanh các sản phẩm công nghệ sinh học ngày càng trở nên quan trọng. Từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2003, nhập khẩu công nghệ sinh học đạt 36 triệu đôla Mỹ. Trong cùng thời gian này, xuất khẩu công nghệ sinh học đạt 60 triệu đôla Mỹ. Tháng 4 năm 2003, nhập khẩu công nghệ sinh học giảm 43%, một phần do các yếu tố mùa vụ và còn do có sự thay đổi về các quy định và sự không ổn định do những thay đổi này gây ra.
Tuy nhiên, Trong 4 tháng từ tháng 1 năm 2003 đến hết tháng 4 năm 2003, nhập khẩu tăng 6.9% so với 4 tháng trước đó. Xuất khẩu phát triển mạnh hơn. (Bộ Thương Mại, 2003). Chỉ tính riêng nhập khẩu đậu nành từ Mỹ với hơn 70% đậu nành được biến đổi gen đạt 1 tỉ USD một năm. Đây là thị trường nhập khẩu đậu nành duy nhất và lớn nhất của Mỹ. Sản phẩm xuất khẩu biến đổi gen quan trọng nhất của Trung Quốc là bông vải – 51% được biến đổi gen.
Chính sách công nghệ sinh học của Trung Quốc
Chính sách công nghệ sinh học của chính phủ Trung Quốc là một nhân tố quan trọng trong việc khuyến khích cả sản xuất tư nhân trong nước và đầu tư quốc tế nhưng, cho đến nay, chính sách vẫn còn nhiều mâu thuẫn, mơ hồ và thiếu rõ ràng đặc biệt đối với các công ty quốc tế.
Trong khi chính phủ Trung Quốc hỗ trợ tài chính một cách đáng kể cho ngành công nghệ sinh học và tuyên bố về lợi ích mà công nghệ sinh học sẽ mang lại cho xã hội nhưng khi có quy định thì việc cam kết thì lại ít kiên quyết và ngày càng không rõ ràng. Chủ tịch công ty Monsanto ở Trung Quốc, công ty nước ngoài có giấp phép biến đổi gen duy nhất, phát biểu rằng, “(Trung Quốc) một chân thì đẩy cần lái tăng tốc độ bằng cách tài trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học nhưng một chân lại đạp lên bàn thắng bằng cách quy định”. Việc thiếu sự hướng dẫn rõ ràng và nhất quán từ chính phủ đã tạo ra một môi trường kinh doanh cực kỳ rủi ro cho những ai mong muốn xuất khẩu sản phẩm biến đổi gen vào Trung Quốc hoặc đầu tư vào các hoạt động có liên quan đến công nghệ sinh học, bao gồm cả nghiên cứu.
Vào tháng 1năm 2002, Trung Quốc đưa ra các quy định nhập khẩu yêu cầu đóng nhãn và chứng nhận chất lượng cho tất cả các cây trồng và thực vật biến đổi gen nhập khẩu vào Trung Quốc để bán, sản xuất, chế biến hoặc nghiên cứu. Để có được giấy phép nhập khẩu các sản phẩm biến đổi gen là một quá trình phức tạp có thể mất đến 270 ngày và những yêu cầu của quá trình này có thể là một rào cản thương mại rất lớn.
Trong khi nhập khẩu bị xem xét một cách kỹ lưỡng thì các nhà sản xuất trong nước lại miễn dịch với các rào chắn quy định. Vào tháng 5 năm 2001, hội đồng nhà nước Trung Quốc ban hành “quy định về an toàn các vi sinh vật biến đổi gen nông nghiệp”.
Các quy tắc chung làm nền tảng cho những quy định mới này bao gồm an toàn sinh học cho các cây trồng và các vi sinh vật biến đổi gen, cũng như các nguy cơ có liên quan đến chúng, nên được kiểm tra theo từng trường hợp, theo từng loại, theo từng dòng và theo kiểu bậc thang. việc đưa ra quyết định nên được dựa trên các biểu hiện rủi ro, việc xem xét an toàn sinh học nên tập trung vào các câu hỏi và dữ liệu khoa học, ban chuyên gia nên đóng vai trò quan trọng trong quá trình đưa ra quyết định và các yêu cầu về quy định nên nhất quán và rõ ràng. Khi thẩm định sự an toàn của cây trồng biến đổi gen, nhà quản lý sẽ dựa các quy định của họ trên một vài thông số chính như các đặc điểm của vi sinh vật, tính trạng nhập nội và việc sử dụng như thế nào, sự tương tác mà vi sinh vật sẽ có với các yếu tố môi trường và sự kết hợp của tất cả các yếu tố này.
(Ảnh: Pacontrol)
Một khi các cây trồng biến đổi gen đựơc chấp thuận và gia nhập vào thị trường Trung Quốc thì chúng có thể phải chịu các yêu cầu dán nhãn nghiêm khắc. Chính quyền nhà nước vẫn làm việc để thiết lập và làm rõ các yêu cầu này để áp dụng cho các loại sản phẩm khác nhau. Chính phủ Trung Quốc hy vọng rằng, những quy định này sẽ bảo đảm sản phẩm công nghệ sinh học phát triển ở Trung Quốc để phục vụ cho việc tiêu thụ trong nước và cho cả thương mại quốc tế sẽ không đem lại các nguy cơ cho sức khỏe con người và môi trường. Các quy định này đã làm cản trở những nỗ lực nhằm thương mại hóa một số giống cây trồng như gạo và bắp.
Nhìn chung, dường như là, Trung Quốc bắt đầu áp dụng các quy tắc ngày càng nghiêm khắc cho lương thực và thực phẩm biến đổi gen nói riêng. Trong khi các chính sách dành sự ưu tiên và hỗ trợ cho các sản phẩm biến đổi gen không phải là lương thực thực phẩm thì sự lo lắng về an toàn thực phẩm trong nước và quốc tế đã bắt đầu ảnh hưởng đến các quy định và chính sách của chính phủ về thực phẩm biến đổi gen. Một số nhà khoa học Trung Quốc tranh cãi rằng, phương pháp thận trọng này cho thấy rằng, thế hệ kế tiếp của cây trồng biến đổi gen bao gồm các sản phẩm chủ yếu như gạo có thể được hàng tỉ người trên thế giới tiêu thụ và sự an toàn của các thực phẩm này giờ đây nằm trong tay của Trung Quốc.
Sự chấp nhận công nghệ sinh học của người tiêu dùng Trung Quốc.
Việc chấp nhận công nghệ sinh học của người tiêu dùng Trung Quốc mang theo nó lợi nhuận tiềm năng khổng lồ đến các công ty muốn sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học. Thái độ của người tiêu dùng thì bị ảnh hưởng rất lớn từ chính phủ do chính phủ kiểm soát các phương tiện truyền thông. Một cuộc khảo sát quốc tế về người tiêu dùng ở 10 nước cho thấy rằng Trung Quốc có sự ủng hộ cao nhất đối với các sản phẩm công nghệ sinh học từ phía người tiêu dùng trong số các nước được khảo sát gồm Mỹ, Canada, Nhật, Nga, Ấn độ và 4 nước Châu Âu.
Do sự quản lý của nhà nước về phương tiện truyền thông, nên nếu quan điểm của chính phủ về công nghệ sinh học thay đổi thì thái độ của người tiêu dùng gần như chắc chắn sẽ thay đổi theo.
Các vấn đề đang dần được nhận thấy trong ngành công nghệ sinh học của Trung Quốc
Trong khi ngành công nghệ sinh học trong nước đang trở thành một trong những người chuyên về công nghệ sinh học chính trên thế giới nhờ vào sự tài trợ lớn từ chính phủ Trung Quốc, thì ngành đang đối mặt với những thách thức to lớn và có một số vấn đề cơ bản cần phải được khắc phục nếu ngành muốn thành công. Như đã đề cập ở trên, hầu hết tất cả các chương trình công nghệ sinh học đều do chính phủ Trung Quốc thúc đẩy. Tuy nhiên, tiền trợ cấp không đến mà không có sự hạn chế đặc biệt, nhất là trong một xã hội mà quyền chỉ huy từ trung ương là một quy tắc.
Do đó, có nhiều điều kiện gắn với việc nhận trợ cấp, và, cụ thể là, việc quyết định việc nghiên cứu sẽ tập trung vào loại cây nào và tính trạng nào. Trong khi hầu hết các nhà kinh doanh công nghệ sinh học thích các nguồn tài trợ riêng thì các nhà đầu tư khu vực tư nhân thì chần chừ sử dụng nguồn của mình cho đến khi họ biết rằng cơ chế quy định sẽ cho họ một cơ hội hợp lý để có thể thu lại được đầu tư của mình.
Một thách thức lớn khác là quản lý các nỗ lực phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp cực kỳ phức tạp ở Trung Quốc. Thiếu sự phối hợp giữa các ban quản lý chương trình và giữa các nhà nghiên cứu cá nhân đã góp phần vào các nỗ lực phát triển không cần thiết và không hiệu quả, đặc biệt ở cấp địa phương. Điều này tạo ra các tiến bộ công nghệ ít hơn và mắc tiền hơn.
Việc chính phủ Trung Quốc không tạo được sự rõ ràng về định hướng tương lai của chính sách đã làm cho các chính phủ nước ngoài đặc biệt là các chính phủ trong khối liên minh Châu Âu cực kỳ lo lắng rằng sẽ không có đủ sự quan tâm về việc lập và thực thi các quy định nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và những lo lắng về môi trường của người tiêu dùng và những người khác trong khối liên minh Châu Âu. Kết quả là, họ đã tạo sức ép lên chính phủ Trung Quốc phải có các định chuẩn an toàn nghiêm khắc hơn. Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa thể tìm ra sự cân bằng tốt giữa việc bảo đảm sản phẩm của họ an toàn, việc thoả mãn những lo lắng quốc tế và việc khuyến khích ngành này phát triển. Nếu chính phủ Trung Quốc không thể tìm ra sự cân bằng thì không chỉ các công ty nhà nước tiếp tục nhận trợ cấp một cách đáng kể mà sự thiếu chắc chắn sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư tư nhân trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong khi sự ủng hộ rõ ràng các sản phẩm công nghệ sinh học từ phía người tiêu dùng Trung Quốc là một thuận lợi rất lớn hiện tại nhưng về lâu dài thì không chắc chắn. Mặc dù những thông tin hạn chế có được cho thấy rằng người tiêu dùng Trung Quốc có ý thức cao nhưng họ cũng có ít kiến thức chính xác về thực phẩm biến đổi gen. Vì người tiêu dùng Trung Quốc chưa trải qua các cuộc tranh luận có liên quan đến sự an toàn của công nghệ sinh học nên quan điểm của họ có thể dễ dàng thay đổi nếu có sự đưa tin tiêu cực trong tương lai.
Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng các quy định hạn chế đầu tư nước ngoài với nỗ lực nhằm bảo đảm rằng những gì mà họ thấy là ngành thiết yếu của tương lai phải nằm trong sự kiểm soát trong nước. Cái giá có thể là mất đi cơ hội cho việc chuyển giao công nghệ. Vào tháng 4 năm 2002, Trung Quốc ban hành “danh mục để hướng dẫn các ngành đầu tư nước ngoài”. Cơ chế quy định mới này cấm đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực “sản xuất và phát triển các hạt giống cây trồng chuyển đổi gen”. Những quy định này là những quy định hạn chế nhiều nhất việc sản xuất, nghiên cứu và nhập khẩu các vi sinh vật biến đổi gen trên thế giới. Trong khi việc này tạo ra lợi nhuận trước mắt cho ngành công nghệ sinh học Trung Quốc bởi vì nó không phải đối mặt với sự cạnh tranh nước ngoài trong việc kinh doanh phát triển hạt giống có lợi này, nhưng họ sẽ có nguy cơ phải đi một mình và thất bại. Nếu Trung Quốc tụt lại sau các nhà cung cấp hạt giống nước ngoài thì nông dân có thể chuyển sang dùng các hạt giống nhập lậu.
Các triển vọng tương lai đối với ngành công nghệ sinh học của Trung Quốc
Mặc dù công nghệ sinh học Trung Quốc đang phải đối mặt với một số thách thức lớn nhưng có vẻ như các triển vọng trung hạn thì khá tốt. Trung Quốc đang trải qua giai đoạn mà các thay đổi sâu và rộng diễn ra theo cách thị trường trong nước và các cơ chế thương mại quốc tế vận hành, đặc biệt đối vối cách mà chính phủ can thiệp vào nền kinh tế. Trong khi, sau cùng sự thay đổi này hầu như chắc chắn có lợi cho cả Trung Quốc và cả những đối tác thương mại của Trung Quốc nhưng trước mắt, mức độ không chắc chắn sẽ giới hạn sự nhiệt tình đầu tư vào thị trường Trung Quốc.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với sự thành công lâu dài của ngành công nghệ sinh học là động cơ thành công không chỉ đến từ việc có các cơ hội mang lại lợi nhuận, như trong trường hợp ở hầu hết các quốc gia phát triển, mà còn là sự nhận thức rằng công nghệ sinh học có thể giúp giải quyết một số vấn đề xã hội cấp bách nhất của Trung Quốc. Vì dân số Trung Quốc gia tăng liên tục và đỏi hỏi có đủ nguồn thực phẩm và đất đai, thì việc tìm ra các phương tiện thay thế để giải quyết vấn đề này thậm chí được quan tâm nhiều hơn. Đối mặt với những áp lực này, Trung Quốc có thể sẽ chý ý nhiều hơn đến các lợi ích tiềm năng của công nghệ sinh học và ít chú ý hơn đến các rủi ro so với các nước phát triển.
Chính phủ Trung Quốc phải xem xét cẩn thận chính sách giới hạn đầu tư nước ngoài trong ngành công nghệ sinh học vì Trung Quốc sẽ: Làm các chính phủ khác giận dữ đến mức nộp đơn khiếu nại chính thức với WTO. Và cách ly ngành công nghệ sinh học của nước mình với các tiến bộ được thực hiện ở các nước khác và có thể làm cho ngành công nghệ sinh học của Trung Quốc tụt lại phía sau các đối thủ cạnh tranh.
Thanh Vân (Tổng hợp)
Theo Sở KH & CN Đồng Nai