Viên kim cương Hy Vọng danh tiếng phát ra ánh sáng đỏ huyền bí khi được chiếu tia cực tím. Các nhà khoa học nói phát hiện này giúp họ phân biệt kim cương xanh tự nhiên và nhân tạo.
Theo ông Jeffrey Port – phụ trách Bộ sưu tập đá quý Quốc Gia tại bảo tàng lịch sử quốc gia Smithsonian – tia lân quang do nguyên tố Bo trong kim cương tạo ra. Cũng chính nguyên tố này làm nó có màu xanh dương dưới ánh sáng bình thường.
Mặc dù tất cả các viên kim cương xanh đều phát sáng dưới tác động của tia cực tím nhưng chúng đều có ánh sáng xanh lục. Chỉ riêng viên Hy Vọng mới có ánh sáng đỏ. Ông Post giải thích qua một cuộc phỏng vấn trên điện thoại ,điều đó cho thấy viên kim cương có tỉ lệ pha trộn giữa Bo và Nitơ khác biệt.
Viên kim cương Hy Vọng được trưng bày tại Washington (Ảnh: AP) |
Cũng theo ông, bằng cách xách định ánh sáng phát ra khác nhau của kim cương các nhà khoa học vẫn có thể phân biệt thật giả cũng như phân biệt giữa kim cương thật và những viên đã được “nâng cấp” trong phòng thí nghiệm. Nghiên cứu được thực hiện tại phòng thí nghiệm nghiên cứu Smithsonian và Naval. Kết quả được công bố trên tờ Geology.
Một số nhà sử học tin rằng viên kim cương Hy Vọng được cắt ra từ một viên đá quý lớn hơn lần đầu được tìm thấy tại Ấn Độ, sau đó nó được dùng để làm đồ phục sức cho hoàng cung của Pháp trước khi cách mạng Pháp nổ ra.
Theo ông Post, nếu đúng thực như vậy bài kiểm tra này có thể được dùng để nhận biết các loại đá quý khác nhau có cùng nguồn gốc.
Viên kim cương Hy Vọng 45.52 cara hiện được trưng bày tại Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên, nhưng điều kiện ánh sáng ở đó khiến nó không thể đổi màu khi được chiếu tia cực tím. Post cho biết, bảo tàng hy vọng có thể quay được cảnh viên kim cương toả sáng để khách tham qua chiêm ngưỡng. Hiện tượng này đã tiếp diễn nhiều lần khi đèn đã tắt.
“Mọi người đơn giản chỉ coi viên kim cương Hy Vọng như một loại đá quý, nhưng nghiên cứu nhấn mạnh đến vai trò làm mẫu vật khoa học vô cùng hiếm của nó nhằm cung cấp nguồn kiến thức thiết yếu về kim cương và sự tạo thành của chúng trên trái đất”.
Trước nghiên cứu này, chỉ có một nghiên cứu khoa học duy nhất đã tiến hành về đặc tính tia lân quang trong kim cương xanh tự nhiên. Vì nó cực kì hiếm và có giá trị, nên các nhà khoa học đã phải dùng kim cương giả trong nghiên cứu đó. Post và đồng nghiệp của ông đã tận dụng được cơ hội có một không hai của mình để nghiên cứu bộ sưu tập kim cương xanh tự nhiên khổng lồ trong bảo tàng có được nhờ những nhà buôn bán kim cương.
Theo Trà Mi (AP)