Tích hợp công nghệ Kinect vào thiết bị Kinectesia dành cho người khiếm thị

Tích hợp công nghệ Kinect vào thiết bị Kinectesia dành cho người khiếm thị

Đầu năm 2011, hai sinh viên Eric Berdinis và Jeff Kiske, Chuyên ngành Kỹ thuật máy tính, Trường Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng, Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ, đã hợp tác cùng nhau tìm hiểu và phân tích thiết bị trò chơi điện tử Kinect của Microsoft; và tiến hành tích hợp công nghệ trên vào thiết bị dây đeo công nghệ cao Kinecthesia (thiết bị dây đeo có tích hợp hệ thống máy quay phim, giúp cho người sử dụng phản hồi lại thông tin môi trường trước mắt của họ thông qua những rung động định hướng) dành cho người khiếm thị.

Tích hợp công nghệ Kinect vào thiết bị Kinectesia dành cho người khiếm thị

Nghiên cứu của Berdinis và Kiske bắt đầu từ việc tham gia lớp chuyên đề: hệ thống nhúng của giáo sư Rahul Mangharam, và được giao nhiệm vụ tạo ra một thiết bị y tế, cả hai sinh viên bắt đầu tìm hiểu trò chơi Kinect (trò chơi được điều khiển thông qua việc sử dụng nhiều máy quay phim để chuyển chuyển động đời thực của cầu thủ thành hành động trên màn hình) được phát triển bởi Microsoft.

Nhận ra khả năng định tuyến tuyệt vời của công nghệ Kinect có thể giúp nâng cấp công nghệ cao nhằm giúp người khiếm thị dễ dàng di chuyển hơn, Berdinis và Kiske bắt đầu tìm cách tích công nghệ Kinect vào thiết bị dây đeo công nghệ cao Kinecthesia; thông qua việc kết nối các máy quay phim với một máy vi tính thu nhỏ (BeagleBoard) ở tâm điểm của hệ thống.

Thiết bị dây đeo công nghệ cao Kinecthesia, được chọn là 1 trong 10 dự án sáng tạo nổi bật lứa tuổi sinh viên, tại Hội nghị “Những sáng kiến mang tính thời đại của lứa tuổi thanh niên do Google phát động”.

 

Theo Hồ Duy Bình (Physorg.com)