Dù có sức ảnh hưởng rất lớn đến nhiều ngôn ngữ hiện đại nhưng tiếng Latin hiện nay lại được cho là đã chết.
Khi đế chế La Mã trở nên thịnh vượng, tiếng Latin trở thành thứ ngôn ngữ phủ khắp mọi nẻo đường. Thời đó, nó được coi là vua của mọi thứ tiếng, là ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong giao tiếp quốc tế, trong văn bản học thuật và nghiên cứu khoa học.
Với vị thế như vậy, có lẽ người xưa chẳng bao giờ nghĩ rằng có một ngày Latin lại trở thành thứ ngôn ngữ… đã chết như bây giờ.
Vậy, chuyện gì đã xảy ra?
Thế nào là một ngôn ngữ “chết”?
Đầu tiên, chúng ta cần phải biết một chút về định nghĩa “ngôn ngữ chết”. Đó là loại ngôn ngữ vẫn còn được sử dụng trong một số ngữ cảnh đặc biệt, nhưng không còn người bản địa nào nói tiếng đó nữa.
Giờ đây, tiếng Latin gần như không còn xuất hiện nữa.
Trên phương diện lịch sử, tiếng Latin không biến mất, mà trở thành nguồn gốc của tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Ý và đương nhiên là tiếng Rumani. Tất cả những ngôn ngữ đó đều được gọi là nhóm tiếng Roman.
Ngoài ra, nhiều ngôn ngữ khác cũng được xây dựng trên ảnh hưởng của Latin – trong đó có tiếng Anh.
Cả 5 thứ tiếng trên đều có những điểm chung chặt chẽ về ngữ pháp, chia thì, cùng sự phức tạp giống với tiếng Latin. Lý do đơn giản là vì cả 5 đều phát triển từ lãnh thổ phía Tây của đế chế La Mã.
Nhóm tiếng Roman phổ biến nhất.
Khi đế chế này sụp đổ, tiếng Latin cũng “chết” theo, kèm theo là sự khai sinh của rất nhiều ngôn ngữ khác như chúng ta đã nói ở trên.
Có thể “vẫn sống”, nhưng… thoi thóp – đó là tiếng Latin
Một lý do khác mà ít ai còn sử dụng tiếng Latin là vì nó quá phức tạp. Gần như mỗi từ đều được xây dựng dựa trên tình huống, nhấn âm, phương diện, con người, con số, giới tính và tâm trạng.
Do không có sự hệ thống chính thức và sự khuyến khích sử dụng từ những người có quyền lực nên tiếng Latin dần phai mờ đi trong cuộc sống hằng ngày.
Tiếng Latin rất phức tạp.
Bên cạnh tiếng Latin cổ điển, chúng ta còn có một phiên bản đơn giản hơn của nó gọi là Vulgar Latin. Phiên bản này tồn tại được một thời gian, nhưng sau đó cũng bị đa dạng hóa bởi ngày càng nhiều ngôn ngữ địa phương xuất hiện.
Vào khoảng cuối thế kỉ thứ 6, người dân đến từ những phần khác nhau của kinh đô cũ đã không còn có thể hiểu nhau nói gì nữa.
Và đó cũng là thời điểm người ta xem như tiếng Latin đã chết.
Cuối thế kỉ 6, tiếng Latin đã dần biến mất.
Nhưng không phải vì vậy mà tiếng Latin hoàn toàn “mất tích”. Do sự phổ biến và sức ảnh hưởng quá lớn của tiếng Latin trong văn học phương Tây, trong y học và khoa học, hiện nay nó vẫn thường được dùng trong các thuật ngữ phân loại loài động – thực vật, thuật ngữ y học và kĩ thuật.
Trong y học và khoa học, hiện nay nó vẫn thường được dùng trong các thuật ngữ phân loại loài động – thực vật.
Tóm lại, tuy là một ngôn ngữ “chết”, nhưng hẳn là Latin sẽ không bao giờ biến mất trên bản đồ ngôn ngữ thế giới.