Thông thường, bé mới sinh ra có thể bị vàng da nhưng 1-2 ngày sau đó, chứng vàng da sẽ mất đi. Tuy nhiên cũng có những bé nhiễm chứng vàng da không phải sinh lý.
Thế nào là vàng da
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là trường hợp da của trẻ và lòng trắng của mắt trẻ có màu vàng mắt thường ta có thể nhìn thấy.
Với những em bé mới sinh, chứng vàng da có thể biến mất sau 1 tuần và không gây ra những biến chứng trầm trọng, đây gọi là vàng da sinh lý.
Bé sơ sinh có thể bị vàng da từ 1-2 ngày đầu tiên sau sinh
Nguyên nhân của bệnh vàng da
Các tế bào máu trong cơ thể con người luôn được hình thành mới và các tế bào cũ sẽ bị phá hủy. Bilirubin là một trong những chất có tác dụng phá hủy tế bào cũ. Chất này thường đi đến gan và thải ra ngoài qua phân. Với những em bé mới chào đời, gan chưa hoạt động tố và do đó, khuynh hướng tích tụ bilirubin trong máu sẽ rất cao, đây là nguyên nhân sinh ra bệnh vàng da và tròng trắng ở mắt chuyển thành màu vàng. Với những bé bị vàng da sinh lý thì chỉ một khoảng thời gian ngắn sau là bệnh vàng da sẽ tự hết.
Một nguyên nhân khác có thể dẫn tới bệnh vàng da là dấu hiệu của bệnh gan, gan bị suy yếu, hoạt động không hiệu quả.
Bệnh vàng da có thực sự nguy hiểm?
Bệnh vàng da chỉ thực sự nguy hiểm khi lượng bilirubin ở trong máu quá cao. Khi lượng chất này ở trong máu quá cao sẽ khiến cho trẻ sơ sinh luôn trong tình trạng buồn ngủ, choáng váng. Thêm vào đó, nó còn có thể dẫn đến tình trạng não và cơ quan thính giác bị tổn thương.
Khi ở bệnh viện, việc chăm sóc sẽ khiến cho lượng chất này được đảm bảo để không bao giờ tăng quá cao ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Thông thường sau khi mắc chứng vàng da thì cơ thể của bé không bị ảnh hưởng nhiều và cũng không ảnh hưởng lâu dài. Tuy nhiên đối với bé bị nặng thì cha mẹ cần đưa bé đi bệnh viện thường xuyên để được khám về thính giác cũng như tránh những tổn hại về não.
Cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay nếu bệnh vàng da của bé kéo dài đến 2 tuần
Trẻ nào dễ mắc chứng vàng da nhất?
Theo nghiên cứu của các bác sĩ, những bé ở dạng sau đây sẽ có khả năng mắc chứng vàng da nhiều hơn những em bé khác
– Những em bé sinh non tháng, không đủ tháng
– Những em bé mắc chứng bệnh nhiễm trùng
– Những em bé có loại máu khác với máu của mẹ. Đây chính là nguyên nhân gây ra những phản ứng trong cơ thể khiến cho các tế bào máu bị phá hủy nhanh hơn bởi chất bilirubin.
Lưu ý với các bậc cha mẹ là cần liên hệ với bác sĩ ngay nếu bệnh vàng da của bé kéo dài đến 2 tuần, tránh để bệnh vàng da kéo dài sẽ gây tổn hại đến các bộ phận khác trên cơ thể.
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.