Tìm hiểu về thiết kế thông minh

Tìm hiểu về thiết kế thông minh

Babu G. Ranganathan

Hãy thử tưởng tượng bạn tìm thấy một hành tinh toàn robot. Chúng đã được lập trình để nên những con robot giống hệt mình từ những nguyên liệu thô. Và tưởng tượng tiếp rằng, có một nhà khoa học đến thăm từ một hành tinh khác. Sau nhiều năm nghiên cứu cách thức điều hành, hoạt động, chức năng và sự tái tạo của những con robot đó, ông đã đi đến kết luận rằng không có một đấng sáng tạo thông minh nào đứng đằng sau chúng cả.

Suy luận trên mặc dù không phải là hoàn hảo song cũng đủ để làm lộ diện những suy nghĩ lầm lạc đi ngược lại sự thông minh của vũ trụ và sự sống.

Ban đầu chỉ có một tế bào sống hoàn thiện, sau đó mới xuất hiện hệ gen và những cơ chế sinh học phức tạp, cao cấp nhằm điều hành quá trình hình thành tế bào mới. Nhưng sự sống hay tế bào bằng cách nào tồn tại khi không có một cơ chế chỉ dẫn nào trong tự nhiên?

Những quá trình vật lý ngẫu nhiên có thể tạo ra một trật tự ở mức độ nào đó, nhưng sự sống ở mức độ cao nhất cũng như toàn bộ vũ trụ không thể được tạo ra một cách ngẫu nhiên. Ví dụ như: axit amino đã được chứng minh là xuất hiện ngẫu nhiên, nhưng điều đó không xảy ra với những phân tử phức tạp hơn hoặc những cấu trúc như protein đòi hỏi các axit amino khác nhau sắp xếp theo một trật tự nhất định (giống như thứ tự các chữ cái trong một câu). Nếu các axit amino không theo đúng thứ tự thì phân tử protein sẽ không hoạt động đúng chức năng. Trong khi đó, chỉ riêng một tế bào đã có đến hàng triệu phân tử protein.

Tìm hiểu về thiết kế thông minh

Tìm hiểu về thiết kế thông minh
(Ảnh: Pravda)

Không có một cơ chế hoá học định sẵn nào quy định các axit amino phải liên kết với nhau theo đúng thứ tự. Bất kỳ một phân tử axit amino nào cũng dễ dàng gắn kết với bất kỳ phân tử nào khác. Lý do duy nhất khiến chúng kết hợp với nhau theo một trình tự chính xác trong tế bào chính là do chúng đã được quy định bởi một trình tự các phân tử đang tồn tại trong mã gen của chúng ta. Nếu không theo đúng thứ tự thì các phân tử protein sẽ không hoạt động.

Thứ tự phân tử ADN (gen mã hoá) quy định trình tự phân tử trong chuỗi protein. Thêm vào đó, nếu không có ADN thì sẽ không thể có ARN, không có ARN ngược lại ADN cũng không tồn tại. Nếu không có cả ADN và ARN thì không có protein và ngược lại. Chúng phải phụ thuộc vào nhau để tồn tại.

Nếu một tế bào đã tiến hoá thì nó phải có đủ tất cả các thành phần cùng một lúc. Một tế bào mới tiến hoá một nửa không thể đợi hàng triệu năm để hoàn thiện vì nó rất bất ổn và dễ bị phân huỷ trong môi trường, nhất là khi không có sự che chở của màng tế bào đã phát triển đầy đủ các chức năng.

Nhà khoa học kiêm nhà hóa sinh Duane T.Gish đã có bài viết với tựa đề “Một số lý do giải thích nguồn gốc của sự sống không phải do tiến hoá” đã bác bỏ giả thuyết về nguồn gốc ngẫu nhiên của sự sống. Tiến sĩ Gish đã trình bày “đơn giản” nhưng uyên bác về rào cản khoa học của quá trình tiến hóa mà chưa từng được đề cập hay nhắc đến trong sách sinh học trong Trường cấp 3 Johnny hay bất kỳ một trường đại học khác. Bài viết đã gây một tiếng vang lớn. Bạn có thể tìm đọc bản báo cáo đó theo địa chỉ http://icr.org/article/3140/

Nếu con người phải sử dụng trí tuệ để thực hiện kỹ thuật di truyền học, tiến hành các thao tác mã gen thì điều đó có thể nói gì về nguồn gốc của mã gen.

Ngược lại với những suy nghĩ thông thường, các nhà khoa học chưa bao giờ tạo ra sự sống trong phòng thí nghiệm. Họ mới chỉ thay thế hoặc biến đổi những dạng sống vốn đã tồn tại, từ đó tạo ra dạng sống mới. Tuy nhiên, các nhà khoa học không thể tạo ra dạng sống mới từ những vật chất không sống. Ngay cả khi họ có thể tạo ra được sự sống từ thực thể không sống, điều đó cũng không phải do tình cờ và cũng không thể hỗ trợ cho tranh luận về tiến hoá.

Thậm chí sự sống nhân tạo có được tạo ra, các nhà khoa học cũng không hẳn chế tạo bản thân sự sống từ vật chất không sống. Họ chỉ tạo ra ADN nhân tạo (mã và thông tin gen) theo thiết kế thông minh. ADN này sau đó được cấy vào một tế bào sống đang tồn tại, từ đó biến tế bào thành một dạng sống mới. Nếu các nhà khoa học tạo nên cả một tế bào sống mới từ nhiều vật chất (không chỉ có mỗi ADN) thì đó cũng không phải ngẫu nhiên mà là thiết kế thông minh. Sự sống nhân tạo cũng là một dạng của kỹ thuật gen.

Nhà khoa học Anh nổi tiếng Frederick Hoyle đã từng nói rằng, khả năng để tạo nên trình tự các phân tử trong một tế bào đơn giản nhất một cách ngẫu nhiên tương đương với khả năng một trận lốc xoáy cuốn qua bãi chứa đồ phế thải các bộ phận máy bay rồi tạo nên một chiếc Jumbo Jet 747.

Hãy nghĩ đến tính phực tạp vô cùng của sự sống. Có lẽ sẽ thích hợp hơn nếu tin rằng sự tương đồng về mặt di truyền và sinh học giữa các loài là do cùng một đấng sáng thế tạo ra chứ không phải do cùng nguồn gốc tiến hoá. Đấng sáng thế sẽ thiết lập những chức năng tương tự nhau cho những mục đích tương đồng và những chức năng khác nhau cho những mục đích khác biệt ở tất cả các dạng sống.

Vậy còn chọn lọc tự nhiên thì sao? Chọn lọc tự nhiên chỉ có tác dụng khi đã tồn tại sự sống. Và chọn lọc tự nhiên cũng không phải yếu tố sáng tạo, nó chỉ là yếu tố thụ động mà thôi. Chọn lọc tự nhiên không hề có khả năng thiết kế hoặc điều hành gen hay những đặc tính sinh học mới.

Chọn lọc tự nhiên chỉ có thể lựa chọn từ các dạng sinh học được tạo ra có khả năng tồn tại. Vấn đề chính ở đây là biến thể sinh học nào được tạo ra và biến thể nào có thể tồn tại. Khi có một biến thể về mặt sinh học xảy ra trong một loài và biến thể này (ví dụ như thay đổi màu da…) giúp loài đó tồn tại được trong môi trường thì biến thể đó sẽ được bảo tồn (“lựa chọn”) và truyền lại cho thế hệ sau. Sự kiện này được gọi là “chọn lọc tự nhiên” hay “sự sinh tồn cho kẻ thích hợp”. Nhưng dù thế, “chọn lọc tự nhiên” hay “sự sinh tồn cho kẻ thích hợp” cũng không thể tạo ra được đặc tính sinh học và biến thể.

Thuật ngữ “chọn lọc tự nhiên” chỉ đơn giản là một hình thái tu từ. Tự nhiên không thể tiến hành lựa chọn chủ động, có ý thức được. Đó hoàn toàn là một quá trình bị động. Darwin đã không nhận ra được nguồn gốc phát sinh biến thể sinh học. Ông chỉ đơn giản cho rằng bất cứ một thay đổi sinh học nào cũng có thể tồn tại được. Tuy nhiên, hiện giờ chúng ta đã biết các đặc điểm sinh học và các dạng biến thể được mã hoá trong gen.

Chọn lọc tự nhiên phải kết hợp với tiến hoá chứ không phải chỉ mình tiến hoá. Vì chọn lọc tự nhiên chỉ có thể “lựa chọn” từ các biến thể sinh học thích nghi được, điều này nảy sinh câu hỏi loại biến thể sinh học nào có thể tồn tại? Có bao nhiêu biến thể sinh học như thế trong tự nhiên? Chúng ta đều biết rằng tiến hoá là có giới hạn trong phạm vi thực vật và động vật.

Bằng chứng khoa học cho thấy trong tự nhiên chỉ tồn tại tiến hoá vi mô (còn gọi là tiến hoá ngang – tiến hoá trong cùng một “dạng” sinh học ví dụ như các giống chó, mèo, ngựa, bò sữa…) chứ không phải tiến hoá vĩ mô (tiến hoá dọc – tiến hoá giữa các dạng sinh học, đặc biệt từ dạng đơn giản đến dạng phức tạp hơn).

Một lý do nữa giải thích tại sao tiến hoá vĩ mô không thể xảy ra trong tự nhiên là do cơ quan thừa hay mới tiến hoá một nửa phải mất đến hàng triệu năm để hoàn thiện nhờ đột biến ngẫu nhiên vẫn có thể trở thành một thứ “đáng bỏ đi”. Làm sao một loài có thể tồn tại được qua hàng triệu năm trong khi cơ quan thiết yếu cho sự sống của loài đó lại đang trong quá trình tiến hoá?

Ví dụ như, làm sao động vật có thể thở, ăn và sinh sản nếu cơ quan hô hấp, tiêu hoá và sinh sản của chúng vẫn chưa hoàn thiện và đang tiến hoá? Làm sao các loài có thể chống chọi với những vi khuẩn có hại nếu hệ miễn dịch chưa tiến hoá đầy đủ?

Giả sử chúng ta tìm được bằng chứng về sự sống trên sao Hoả thì sao? Điều đó có ủng hộ thuyết tiến hoá hay không? Xin thưa là không hề. Nó không hề minh chứng cho một điều rằng sự sống tiến hoá từ vật chất không sống chỉ bằng những quá trình tự nhiên tình cờ. Ngay cả khi chúng ta tìm được bằng chứng về sự sống trên sao Hoả thì đó dường như là nó xuất phát từ chính hành tinh của chúng ta – Trái Đất. Trong lịch sử phát triển của địa cầu đã xuất hiện những hoạt động phun trào mạnh mẽ của núi lửa. Vì thế có thể những bụi đất đá mang vi khuẩn đã được phun ra ngoài không gian để cuối cùng đặt chân lên sao Hoả. Bài viết trên tờ Newsweek, số ra ngày 21/9/1998 trang 12 đã đề cập chính xác khả năng này.

Chúng ta biết được từ quy luật entropy trong khoa học rằng vụ trũ không có khả năng duy trì sự vĩnh cửu. Nó cần phải có sự khởi đầu. Nhưng chúng ta cũng biết quy luật của tự nhiên không thể xây dựng vũ trụ trên một cơ sở trống rỗng. Do đó, sự khởi đầu của vũ trụ mang nguồn gốc siêu nhiên.

Ngay cả những nhà khoa học ủng hộ Prigogine – cha đẻ của thuyết hỗn mang, cũng phải thừa nhận rằng chỉ có trật tự ở mức độ tối thiểu mới là kết quả của những quá trình ngẫu nhiên, tự phát. Những người ủng hộ thiết kế thông minh không yêu cầu ngừng giảng dạy thuyết tiến hoá của Darwin. Họ muốn hai thuyết này được giảng dạy song song về nguồn gốc của muôn loài tại các lớp khoa học.

Khoa học chưa thể chứng minh sự sống bắt nguồn như thế nào do con người không thể quan sát được nguồn gốc của sự sống dù là ngẫu nhiên hay có chủ đích. Quan sát và phát hiện nhờ các giác quan của con người dù là trực tiếp hay gián tiếp bằng các phương thức khoa học là cơ sở của khoa học nhằm tìm ra bằng chứng. Vấn đề đặt ra là cái nào trong hai thuyết trên được ủng hộ về mặt khoa học nhiều hơn.

Những gì chúng ta tin tưởng về cội nguồn sự sống ảnh hưởng đến triết lý, giá trị cuộc sống cũng như quan điểm về bản thân chúng ta và người khác. Đó hẳn không phải là một vấn đề nhỏ.

Khoa học có thể giải thích bản chất của sự sống và vũ trụ không có nghĩa là tồn tại ranh giới. Các quy luật của thiên nhiên có thể giải thích đầy đủ trật tự của sự sống, vũ trụ thậm chí cả cách thức hoạt động của lò vi sóng, nhưng chỉ với những quy luật gián tiếp đó thôi thì không thể giải thích được nguồn gốc của trật tự đó.

Nếu có nhà du hành vũ trụ trái đất nào phát hiện thấy có những người tương tự như 4 gương mặt trên núi Rushmore trên một hành tinh hoang vắng, thì sẽ không thể nào mà chứng minh rằng những bức hình được khắc lên núi đó có nguồn gốc từ thiết kế hay do quá trình bào mòn ngẫu nhiên. Và các luận điểm khoa học có thể sẽ ủng hộ một trong hai quan điểm.

Tất cả những điều này có nghĩa là khoa học đích thực đặt niềm tin nơi chúa. Khoa học không thể chứng minh sự tồn tại của chúng ta là do ngẫu nhiên (tiến hoá) hay do thiết kế (sáng tạo). Tuy nhiên các bằng chứng khoa học sẽ chứng minh cho hoặc quan điểm này hoặc quan điểm kia.

Tác giả, Babu G. Ranganathan, là một người theo Đạo Thiên chúa giáo đầy kinh nghiệm. Ông có bằng cử nhân về Kinh thánh và Sinh học tại đại học Bob Jones. Những bài viết của ông được đăng tải trên rất nhiều tờ báo trong đó có tờ Pravda (Nga) và The Seoul Times (Nam Triều Tiên).

 

Theo Trà Mi (Pravda)