Nhà khoa học Yefugainey Dmitriyev thuộc Trung tâm phòng vệ Golden Planet Elawoqi, Nga vừa tuyên bố đã tìm thấy một mảnh sinh vật hóa thạch trong đống thiên thạch tại khu vực Tunguska và Kalasinutulan của Nga.
Ông Dmitriyev cho rằng, mảnh sinh vật đã hóa thạch này là chứng cứ có sức thuyết phục chứng minh tồn tại sự sống ngoài hành tinh.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. |
Số liệu thu được từ phòng thí nghiệm cho thấy, vật chất tàn dư còn sót lại của những thiên thạch này lần lượt là 3% cobalt và titan, 6% đồng, 7,5% Nickel, 20% kẽm, đặc biệt là hàm lượng Mangan cao gấp hơn 40 lần so với ở trong gương kính thông thường.
Trước đó, trải qua 15 năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận, những vật chất đặc biệt này rất có thể được hình thành bởi sự biến đổi của các bộ xương sinh vật sống ngoài Trái Đất tương tự như một số loại sinh vật biển cổ đại trên Trái Đất.
Điều đáng chú ý là, những bộ xương đặc biệt này rất nhỏ bé, chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi.
Nhà khoa học Dmitriyev cho rằng, chúng có thể đến từ sao Mộc hoặc một vài hành tinh cực lớn nào đó.
Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học đã phát hiện được vật chất tương tự như bộ xương trên tại đống thiên thạch thuộc khu vực Tunguska.
Ngoài ra, ở một số khu vực gần những nơi có thiên thạch cũng đã từng phát hiện những vật chất tương tự trên.
Thông qua phân tích mẫu thiên thạch ở các địa điểm khác nhau, nhà khoa học Dmitriyev đã kết luận, những hành tinh được hình thành từ các thiên thạch này có thể đã từng hoặc ít nhất cho đến ngày nay vẫn còn tồn tại hải dương được cấu thành từ nước.
Nếu như kết luận này được chứng thực, hình thái sự sống sớm nhất trên Trái Đất rất có thể đến từ một nơi nào đó ngoài hành tinh.