Những bức ảnh do tàu thăm dò Mặt Trăng Lunar Reconnaissance Orbiter (LRO) của NASA gửi về Trái Đất đã giúp các nhà khoa học phát hiện vị trí của một xe thám hiểm Mặt Trăng tự hành của Liên Xô có tên “Lunakhod-2”, mất tích cách đây 37 năm.
Lunakhod-2
Nhà thiên văn học Phil Stooke là người đầu tiên tìm thấy vị trí của “Lunakhod-2” trong số 100.000 tấm ảnh do LRO gửi về. Những tấm ảnh cho thấy “Lunakhod-2” đang “yên nghỉ” trong một miệng núi lửa nhỏ tối đen.
Ngày 15/01/1973, xe thám hiểm tự hành điều khiển từ xa của Liên Xô mang tên “Lunakhod-2” được phóng lên Mặt Trăng. Sau chưa đầy 5 tháng làm việc (4/6/1973), nó đã đi được 35 km trên bề mặt chị Hằng, gửi về Trái Đất một khối lượng số liệu khổng lồ.
LRO nhìn từ quỹ đạo Mặt Trăng
Tổng cộng đã có 86 tấm ảnh toàn cảnh Mặt Trăng và 80.000 đoạn phim, ảnh khác được truyền về Trái Đất. Những số liệu trên giúp các nhà khoa học Liên Xô có cơ sở nghiên cứu đặc tính bề mặt Mặt Trăng, tia bức xạ Mặt Trời và đo khoảng cách bằng tia laze.
Cho đến nay, 35 km vẫn là một quãng đường kỷ lục mà một robot đi được ngoài Trái Đất. Ngay cả những cỗ máy thám hiểm Sao Hoả tự hành tối tân nhất của NASA hiện nay cũng chưa thể phá vỡ kỷ lục này của “Lunakhod-2”.
Ngày 4/6/1973, “Lunakhod-2 đã dừng hoạt động do bị kẹt tại một miệng núi lửa nhỏ. Bụi trên Mặt Trăng đã khiến pin mặt trời và bộ tản nhiệt của “Lunakhod-2” không thể tiếp tục hoạt động. Sau đó, Liên Xô đã 3 lần tiến hành tìm kiếm và cứu hộ “Lunakhod-2” nhưng đều không thành công.
Theo KH & ĐS