Tinh tinh con dễ truyền bệnh hiểm nghèo

Trẻ con gần gũi với tinh tinh hoang dã có thể truyền bệnh hiểm nghèo đến các thành viên còn lại của gia đình. Một nghiên cứu kéo dài trong suốt 22 năm về bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở tinh tinh đã phát hiện rằng tử vong và dịch bệnh tăng cao khi các con tinh tinh được 2 tuổi rưỡi – độ tuổi chúng thường hay nô đùa nhất.

Christophe Boesch, một nhà nghiên cứu động vật linh trưởng tại Học viện tiến hóa nhân loại Max Planck tại Leipzig, Germany, và đồng thời tham gia vào nghiên cứu, cho biết: “Các con tinh tinh nhổ tóc cho nhau rồi ôm lấy nhau lăn tròn, nhưng sau đó chúng quay trở lại với mẹ của mình”.

Chu trình này giống như các bệnh mà trẻ em lây nhiễm từ trường học. “Chúng ta đều biết rằng khi trẻ em đến một độ tuổi nhất định, chúng trở về nhà mang theo bệnh cúm thế rồi cả gia đình đều bị nhiễm bệnh”.

Tỷ lệ tử vong

Peter Walsh từ Học viện tiến hóa nhân loại Max Planck , một thành viên của nghiên cứu cho biết tiêm vắc-xin cho các con tinh tinh và hạn chế sự tiếp xúc của chúng với con người – nhằm tránh việc chúng bị nhiễm các dịch bệnh hiểm nghèo từ con người – có thể giúp ngăn chặn các dịch bệnh này.

Nhóm của Boesch bắt đầu nghiên cứu tinh tinh sống tại Công viên quốc gia Taï tại Bờ Biển Ngà cuối những năm 1970. Họ thu thập các kiến thức về việc sử dụng công cụ, thói quen đi săn và cuộc sống hàng ngày của loài động vật này. Nhóm nghiên cứu của ông đồng thời giữ thông tin chi tiết về tỷ lệ sinh đẻ, tử vong, và dịch bệnh được chia thành 2 nhóm bao gồm 250 con.

(Ảnh: wordpress.com)

Nhiều con chết vì lây nhiễm đường hô hấp. Boesch và các đồng nghiệp phát hiện rằng dòng virut gây lây nhiễm ở tinh tinh giống hệt như dòng virut thường thấy ở người.

Để tìm hiểu các yếu tố gây ra bệnh dịch, Boesch, Walsh và đồng nghiệp Hjalmar Kühl sử dụng biểu đồ thời gian biểu diễn sự tử vong ở tinh tinh rồi tìm kiếm các mô hình vòng đời tự nhiên tương tự nhau. Họ đã cho rằng hiện tượng thời tiết ví dụ như El Niño sẽ là lời giải thích cho dịch bệnh này.

Chu kỳ tuổi

Thay vào đó, các nhà nghiên cứu động vật linh trưởng nhận thấy rằng dịch bệnh tăng cao theo chu kỳ 3 năm rưỡi, đúng vào thời điểm nhóm tinh tinh đến độ tuổi bướng bỉnh nhất.

Mẹ của những con tinh tinh con ở nhiều lứa tuổi chết trong từng đợt dịch bệnh phản ứng bằng cách tiếp tục có thai và sinh con khoảng 1 năm sau. Điều này tạo ra một thế hệ có cùng độ tuổi.

Khi những con tinh tinh con đến độ tuổi từ 2 đến 2 năm rưỡi, thời gian chúng đùa nghịch với các con cùng đàn tăng gấp đôi so với các con tinh tinh già hơn hoặc trẻ hơn. Chính điều này là nguyên nhân lan truyền bệnh và gây ra một dịch bệnh mới.

Elizabeth Lonsdorf tại vườn thú Lincoln ở Chicago cho biết rằng kết luận này dựa trên một số bằng chứng và nhận định gián tiếp, nhưng có vẻ phù hợp. Bà nói: “Nếu họ đang thực hiện một vụ tranh tụng, đây là một tình huống khá thuyết phục”.

Phản ứng tức thời

Tuy nhiên, bà cho biết không phải tất cả các bầy tinh tinh đều có cùng động lực xã hội. Các con tinh tinh bà nghiên cứu tại Tanzania không sinh đẻ cùng một lúc, và các bà mẹ của những những con tinh tinh bé thường tự cô lập bản thân cũng như con cái của mình.

Bà cho biết: “Trước đây người ta cho rằng tinh tinh chỉ là tinh tinh. Ngày nay, với nhiều nghiên cứu đã được thực hiện, chúng tôi biết rằng điều này không hoàn toàn chính xác”.

Việc ngăn cản các con tinh tinh nô đùa không phải là điều không thể, các nhà nghiên cứu cho biết con người nên tránh xa các con tinh tinh khi chúng sắp đến 2 tuổi rưỡi.

Walsh cho biết tiêm chủng cho các con tinh tinh con hay đùa nghịch cũng như các con tinh tinh khác trong đàn có thể làm giảm sự lây nhiễm bệnh. Ý tưởng này có thể làm dậy lên những tranh cãi trong cộng đồng chúng ta về bảo tồn loài vật.

Ông nói: “Vấn đề chính là phải khiến một số bộ phận thuộc cộng đồng bảo tồn có phản ứng tức thời đối với các biện pháp quản lý mạnh mẽ. Họ chỉ thấy áp lực đối với động vật, nhưng dường như không thể hình dung được tác động to lớn của việc không làm gì cả”.

 

Theo Trà Mi (theo Newscientist)