Ho gà là một bệnh về đường hô hấp cấp tính có khả năng lây nhiễm cao do vi khuẩn Bordetella Pertussis gây ra. Khoảng một nửa trẻ em dưới 12 tháng tuổi mắc bệnh này và phải nhập viện. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi mắc bệnh ho gà là 0,5%. Theo các trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, một người đã mắc bệnh ho gà sẽ có khả năng miễn dịch tự nhiên với bệnh này trong một thời gian dài, có thể lên đến 20 năm. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ho gà cao nhất và nguy hiểm nhất do hệ miễn dịch của chúng quá yếu không thể áp dụng tiêm chủng. Thậm chí, sau khi tiêm chủng, thuốc cũng không có tác dụng ngay tức thì mà phải tiêm từ 2 đến 3 liều vắc-xin trong những giai đoạn nhất định.
Hiệu quả của vắc-xin phòng chống ho gà là từ 70 – 80%, do đó trẻ đã tiêm phòng vẫn có khả năng bị bệnh này. Đó là lý do tại sao các cơ quan chức năng kêu gọi phụ nữ có thai phải tiêm phòng từ tuần thứ 28 – 32 của thai kỳ, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm cho em bé ở trong bụng mẹ như bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván.
Vi khuẩn gây bệnh ho gà. (Ảnh minh họa)
Triệu chứng của bệnh ho gà
Thời kỳ ủ bệnh của bệnh ho gà là từ 6 đến 20 ngày, nhưng phổ biến nhất là 14 ngày. Các triệu chứng ho gà trong tuần đầu tiên đến tuần thứ 2 giống như triệu chứng của bệnh cảm lạnh, bao gồm chảy nước mũi, ho nhẹ, sốt nhẹ, ngạt thở. Một số trường hợp, trẻ bị bệnh ho gà có thể không có dấu hiệu sốt. Khi bệnh ho gà phát triển, các triệu chứng mới bắt đầu phát triển bao gồm ho dai dẳng, khó thở, nôn, kiệt sức sau mỗi đợt ho.
Những cơn ho có thể kéo dài trong khoảng 10 tuần hoặc hơn và hay xảy ra vào ban đêm. Trong khi không có biện pháp nào thực sự hiệu quả để chữa bệnh ho gà cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bà bầu nên tuân thủ những việc làm sau đây để tăng cường miễn dịch cho con.
1. Cho con bú sữa mẹ
Trẻ dưới 1 tháng tuổi là đối tượng dễ bị bệnh ho gà tấn công nhất. Cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu được khuyến khích giống như biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh ho gà do sữa mẹ có chứa chất miễn dịch (khoảng 3 triệu tế bào diệt khuẩn) giúp phòng ngừa vi khuẩn và vi-rút gây bệnh.
2. Sinh thường
Sinh mổ ngày càng phổ biến, trong đó có khoảng 1/3 các bà bầu ở các nước phát triển như Úc và Mỹ chọn phương pháp đẻ mổ. Dựa trên nghiên cứu mở rộng, tổ chức Y tế Thế giới cho biết đẻ mổ có thể là không cần thiết và gây tốn kém. Nếu sức khỏe và tình hình thai nhi cho phép, phụ nữ có thai nên chọn sinh thường. Lý do là bởi một đứa trẻ sinh theo phương pháp thông thường có sự tiếp xúc với môi trường âm đạo của mẹ, giúp đứa trẻ phát triển hệ miễn dịch tốt hơn so với phương pháp sinh mổ.
3. Cân bằng dinh dưỡng trước và sau khi sinh
Chế độ ăn uống của mẹ có ảnh hưởng đến vi khuẩn đường ruột và chất lượng sữa của bạn. Khi bạn ăn các thực phẩm chứa lợi khuẩn cho đường ruột như sữa chua, hệ đường ruột của bạn sẽ khỏe hơn và sữa của bạn cũng chứa nhiều tế bào kháng thể để bảo vệ con khỏe mạnh khỏi bệnh nhiễm khuẩn từ bên ngoài.
Ngoài việc ăn uống các dưỡng chất làm tăng sức đề kháng, bà bầu và bà đẻ cũng nên tránh dùng các loại thực phẩm chứa đường chế biến sẵn như nước ngọt đóng chai và các loại ngũ cốc vì chúng có thể làm yếu hệ miễn dịch, gây rối loạn hoóc-môn của bạn.
4. Nghỉ ngơi sau sinh
Các bà bầu cần ý thức được rằng sinh đẻ là một chấn động lớn khiến họ bị suy kiệt lớn, bao gồm sức khỏe xương khớp, hệ thống miễn dịch, thay đổi tâm lý… Do đó, việc nghỉ ngơi sau sinh là việc làm quan trọng giúp bà đẻ phục hồi sức khỏe nhanh nhất. Hãy chắc chắn rằng bạn phải vệ sinh tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với con, sau khi đi vệ sinh và sau khi chế biến thực phẩm sống.
Xem thêm
Bà bầu có nên ăn dứa?
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu?
Bà bầu nên ăn gì?
Nguyễn Mai – Nguồn: BB
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.