Phải chăng đó là điều không tưởng đối với bộ não chúng ta khi bàn về khả năng cảm nhận thời gian, thậm chí chỉ là một phần ngàn giây, mật mã ban đầu có thể chỉ là một tiếng bíp kéo dài. Nhưng ngày nay, các nhà khoa học đã khám phá ra những manh mối đầu tiên giúp giải thích xem làm cách nào mà sự vận hành mang tính chất tinh thần này thực hiện được, ngay cả khi chúng ta không phải đang gửi một bức điện tín.
Nhiều thập niên qua, các nhà thần kinh học luôn tin rằng bộ não chúng ta có một vùng đặc biệt giữ chức năng lưu giữ các tín hiệu thời gian. Ngày nay quan điểm đó dần được thay đổi, thay vào đó các nhà khoa học tin rằng sự vận hành của các nơron trong hệ thần kinh giúp chúng ta có khả năng cảm nhận sự trôi đi của thời gian. Nhưng chính xác về quá trình này thì vẫn còn là một bí ẩn.
Nhằm nghiên cứu về bản chất của vấn đề, tại trường Đại Học ở Califonia và Los Angeles, hai nhà thần kinh học là Dean Buonomano và Uma Karmarkar, hiện là tiến sĩ tại UC Berkeley, đã đề xuất một khái niệm gọi là “trạng thái kích thích”. Khái niệm trên được hiểu như sau: giả sử ta nhỏ các giọt sơn đỏ vào một hộp chứa sơn trắng, giọt sơn đầu tiên sẽ rơi vào hộp chứa sơn trắng hoàn toàn, nhưng mỗi lần kế tiếp, hộp sơn lúc này sẽ ngày càng chuyển sang hồng, không còn màu trắng như trước nữa.
Hai ông cho rằng bộ não chúng ta cũng vận hành tương tự. Điển hình như khi ta nghe thấy tiếng bíp đầu tiên của một chiếc xe Morse, các xung thần kinh sẽ kích thích bộ não chúng ta gây nên một trạng thái khác so với lúc chưa nghe âm thanh, và nếu nghe lần thứ hai, sự kích thích này sẽ tiếp tục tác động gây nên một trạng thái khác. Nhóm nghiên cứu đã mô hình lại sự tác động qua lại giữa các xung thần kinh khi chịu tác động liên tục bởi các kích thích khác nhau.
Để kiểm chứng khẳng định của mình, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm trên những tình nguyện viên nhằm xác định khoảng cách giữa hai lần phát tín hiệu. Một số tín hiệu được phát liên tục nhau, số còn lại cách nhau xa hơn. Đa số các tình nguyện viên đều phân biệt được khác biệt này. Tuy nhiên nếu họ gây ra một số âm thanh nhằm đánh lạc hướng sự tập trung của các tình nguyện viên thì học không thể cảm nhận chính xác như trước nữa. Các nhà khoa học đã giải thích trên tờ Neuron rằng tiếng động sẽ làm ta mất tập trung vào mục tiêu mà ta đã đặt ra trong đầu, điều này tương tự như ta ném một hòn sỏi vào một hồ nước yên tĩnh và hồ nước gợn sóng. Chúng ta sẽ thấy rằng chỉ khi hồ nước yên lặng thì ta mới thấy được chính xác hình dạng của các gợn sóng.
Warren Meck, nhà triết học tại trường đại học Duke ở Durham đã phát biểu rằng: ”phát hiện này giúp ta có cái nhìn mới trong mối quan hệ biện chứng về thời gian giữa những hiện tượng hay sự vật mà ta tiếp xúc trong ngày”.