Là một bộ tộc hiền lành, giản dị nhưng những người trong bộ tộc có cách làm đẹp kỳ lạ khiến người đối diện không khỏi rùng mình. Đó là tục “cắm mũi” kỳ dị nhất của tộc người Apatani. Nơi đây, người phụ nữ phải cắm mũi và xăm mặt. Khi trưởng thành, hầu hết phụ nữ trong bộ tộc sẽ phải thực hiện nghi lễ khoan mũi. Họ sẽ phải đeo 2 nút mũi vào hai bên cánh mũi đã đục lỗ. Người dân bộ tộc tin rằng việc cắm mũi, xăm mặt sẽ ngăn chặn những người phụ nữ không bị cướp đi khỏi bộ lạc. Cho tới năm 1970, tục lệ này đã được dỡ bỏ.
Tại đây, người dân sùng bái tín ngưỡng riêng, gọi là Donyi-Polo, nơi họ thường cầu nguyện với Mặt trời (Donyi) và Mặt trăng (Polo).
Lây là một trong những tục lệ xăm, xâu, đục lỗ trên cơ thể “dị” nhất hành tinh, còn hiện hữu trong cuộc sống ngày nay. Dù không còn truyền lại đến lớp trẻ nhưng chúng ta vẫn có thể nhìn thấy những nút lớn bằng gỗ được cắm vào hai cánh mũi của nhiều phụ nữ lớn tuổi thuộc bộ lạc Apatani, sống trong thung lũng Ziro, ở bang Arunachal Pradesh, phía đông bắc của Ấn Độ.
Nút mũi như một món đồ trang sức. |
Không khó để nhận ra chiếc mũi đã bị họ làm xấu đi bằng cách kéo to cánh mũi ra và đục 2 lỗ ở cánh mũi, dùng 2 đồng xu nhét vào đó như một món đồ trang sức.
Phụ nữ “làm đẹp” từ bé. |
Khi những người phụ nữ này vẫn còn là những cô bé, họ đã được cha mẹ đục mũi và nhét những chiếc nút tròn vào lỗ đục ở cánh mũi. Những chiếc nút cứ lớn dần theo tuổi tác của người phụ nữ. Đến tuổi trưởng thành cũng là lúc chiếc nút mũi to nhất.
…cho đến già. |
Ngoài việc biến chiếc mũi trở nên dị dạng, họ còn xăm một đường chạy dọc từ trán xuống mũi và năm đường kẻ trên cằm, khiến cho gương mặt trở nên lem luốc.
Truyền thống “cắm mũi” có từ lâu đời và từng là một tục lệ không thể thiếu nhằm đánh dấu sự trưởng thành của các cô gái. Đó cũng được coi là một chuẩn mực vẻ đẹp của phụ nữ Apatani, có thể giúp họ tránh được việc bắt cóc khi ngôi làng của họ bị tấn công.
Nằm trong khu vực đất đai màu mỡ của bang Arunachal Pradesh, trồng lúa là một trong những nguồn thu nhập chính của bộ tộc Apatani.
Cũng như lúa, cá cũng được nuôi thả ngay trên các cánh đồng, tạo điều kiện cho người dân bộ lạc tận hưởng chế độ ăn uống giàu đạm mặc dù họ ở xa nền văn minh.
Nụ cười tươi yêu đời. |
Nhiều vụ cướp bóc và tấn công vào bộ lạc trong thung lũng Ziro, phụ nữ sẽ bị bắt cóc và không bao giờ được nhìn thấy một lần nào nữa. Chính vì vậy, thủ lĩnh bộ lạc đã nghĩ ra nghi lễ này (hay còn gọi là Tina) nhằm bảo vệ phụ nữ trong cộng đồng mình.
Thủ lĩnh cũng là người đặt ra quy chuẩn cái đẹp khi nút gỗ cắm vào mũi càng to, cánh mũi càng nở rộng, cộng với hình xăm trên mặt càng đen và rõ nét thì người phụ nữ đó sẽ được coi là người đẹp nhất.
Tuy nhiên, tục lệ dị thường này đã “chết” từ năm 1970, những người còn giữ lại được văn hóa bộ lạc chỉ là các bà, các cụ đã gần 70, 80 tuổi.
Những cô gái Apatani đã biết cách làm đẹp văn minh hơn để hấp dẫn những người đàn ông khác ngoài bộ tộc. Kiểu làm đẹp kỳ quặc này chỉ còn tồn tại ở những người lớn tuổi.
Bộ tộc đội búi tóc người chết lên đầu để tỏ lòng tôn kính
(Khám phá) – Việc giữ gìn và dùng tóc của tổ tiên để lại cũng là cách họ tưởng nhớ và thể hiện lòng tôn kính về những người đã khuất. |
Nguồn: Lan Hương (TH)/Theo Khỏe & Đẹp
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.