Trái Đất có thể từng là “quả cầu băng giá”

Trái Đất có thể từng là

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học chỉ ra rằng cách đây khoảng 2,4 tỷ năm, Trái Đất từng là một quả cầu băng giá, với các lớp băng bao phủ hết đất đất liền và đại dương.

Quá trình hình thành nên Trái đất

Nghiên cứu mới sử dụng công nghệ tìm kiếm đồng vị thứ ba của oxy từ các mẫu đất đá có niên đại 700 triệu năm ở Trung Quốc, mẫu đá niên đại 2,4 tỷ năm từ tây bắc Nga. Theo đó, nhiệt độ nước từng bao bọc xung quanh những mẫu đá 700 triệu năm tương tự như nhiệt độ khu vực miền nam Greenland ngày nay. Trong khi đó, các mẫu đá 2,4 tỷ năm từng có nhiệt độ thấp hơn nhiều, mức chỉ có thể có khi toàn bộ Trái Đất đóng băng, hầu hết đại dương, khu vực xích đạo đều bị bao phủ dưới lớp băng dày 300 m.


Hành tinh Kepler 62e có thể là hình ảnh của Trái Đất 2,4 tỷ năm trước. (Ảnh: NASA)

Theo số liệu phân tích đồng vị của oxy trong đá, bên dưới lớp nước tan chảy từ các sông băng cổ đại, nhiệt độ trung bình hàng năm ở thời kỳ đó chỉ ở mức -40 độ C hoặc thậm chí thấp hơn. Ngay cả tại xích đạo, khu vực ấm nhất trên Trái Đất, nhiệt độ trung bình cũng chỉ là -20 độ C, tương đương mức nhiệt đo được ở Bắc Cực ngày nay. Đến cuối thời kỳ này, Trái Đất phá vỡ lớp băng giá xung quanh bề mặt nhờ hoạt động của núi lửa.

Discovery News cho hay, kết quả này làm nảy sinh câu hỏi về những điều đã xảy ra với các dạng sống trong thời gian Trái Đất “ngủ đông“.Theo nhà địa sinh vật học Tanja Bosak của Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, dạng sống trên Trái Đất bắt nguồn và lan truyền trong môi trường nước nông, nhiều ánh sáng và không có băng. Sinh vật tồn tại ở đó đã tiến hóa trong hàng tỷ năm, do đó tình trạng đóng băng sẽ gây gián đoạn tạm thời đối với sinh quyển, hầu hết đều tồn tại nhờ quang hợp.

 

Theo VnExpress