Kỳ trăng tròn tuần này sẽ treo thấp trên bầu trời hơn bất kỳ đợt trăng tròn nào khác trong năm nay, và là cơ hội tốt để đánh lừa chúng ta.
Khi nằm thấp ở gần đường chân trời, mặt trăng trông có vẻ to hơn so với khi nằm trên cao. Nhưng kỳ thực nó chỉ là một ảo giác đánh lừa mắt, các nhà khoa học nói, và nó chẳng liên quan gì đến bất cứ ảnh hưởng nào của bầu khí quyển. Thay vào đó, nó là do quan niệm của bạn.
Và đây là cơ chế hoạt động của hiện tượng đó:
Não của chúng ta nghĩ rằng mọi thứ nằm trên đường chân trời thì ở xa hơn so với những thứ ở trên đầu. Đó là bởi chúng ta đã quen với việc nhìn thấy các đám mây gần ngay trên đầu so với các thứ khác ở đường chân trời. Trong con mắt của tư tưởng, bầu trời là một mái vòm phẳng.
Và lấy mái vòm này làm chuẩn, chúng ta ước định các thứ ở đường chân trời (mặt trăng chẳng hạn) sẽ ở xa hơn, và vì thực tế nó không xa hơn so với khi ở trên đầu, nên não của chúng ta sẽ ngốc nghếch tưởng tượng rằng nó to hơn.
(Ảnh: NASA)
Nếu bạn hoài nghi? Có thể thử điều này tại nhà.
Khi trăng bắt đầu mọc, hãy cầm một thứ nhỏ giống như một cục tẩy và so sánh kích cỡ nó với mặt trăng trên bầu trời. Làm lại 2 giờ sau đó khi mặt trăng đã ở cao hơn.
Hoặc có thể thử cách khác: Hãy chụp ảnh mặt trăng ở hai vị trí, sau đó cắt, dán và so sánh.
Một mẹo khác: Làm một ống nhòm bằng tờ giấy cuộn lại, sao cho lỗ hổng chỉ nhỉnh hơn mặt trăng chút xíu so với khi trăng bắt đầu lên. Dán cái ống lại sao cho kích cỡ của nó cố định, và sau đó làm lại thí nghiệm để xem mặt trăng có thay đổi kích cỡ không.
T. An
Theo Space, Vnexpress