Việc cố gắng thực hiện một chế độ ăn lành mạnh và giảm ăn các thức ăn có hại rất khó thực hiện.Chỉ cần một phút “lơ là”, bạn sẽ nhanh chóng quay trở lại thói quen cũ và tự nhủ thầm: “Không thể tin mình đã ăn toàn bộ những đồ này”. Với một số người, căng thẳng hay buồn chán đã làm hỏng chế độ ăn. Với những người khác thì do việc thay đổi liên tục chế độ ăn uống mới. Nhưng dù bạn có vướng phải bẫy nào, vẫn luôn có đường thoát.
-
1
Ăn uống theo cảm xúc
Trên thực tế, 95% ăn uống là theo cảm xúc. Những khi căng thẳng, đau khổ hay buồn chán sẽ kéo bạn vào bếp và bạn sẽ vướng vào một trong những cái bẫy khiến dễ tăng cân nhất.
Khi tìm kiếm sự thoải mái, con người rất dễ nghĩ đến đồ ăn. Trong khoảnh khắc đó, nó sẽ làm bạn cảm thấy tốt hơn. Nhưng ngay khi bạn ăn xong hai hoặc ba lát bánh chocolate, bạn thậm chí còn cảm thấy tồi tệ hơn, thay vì là giúp xoa dịu nỗi đau khổ. Và điều đó khiến bạn tăng cân dễ hơn.
Chúng ta cần tìm một giải pháp khác thay vì nghĩ đến đồ ăn. Các chuyên gia nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các mối quan hệ xã hội và cười sẽ dễ giúp bạn cảm thấy thoải mái nhất. Thỉnh thoảng, chỉ cần đi dạo ngoài trời cũng giúp xoa dịu cảm xúc. Điều quan trọng nhất là học cách tha thứ cho bản thân. Giây phút bạn tha thứ cho bản thân cũng là lúc bạn có thể bắt đầu từng bước để cải thiện “mối quan hệ” với đồ ăn
-
2
Chỉ ăn uống theo các bữa nhất định
Rất nhiều người có nhu cầu giảm cân vẫn ăn đều đặn 3 bữa mỗi ngày mà không biết rằng nếu hạn chế số bữa ăn nhất định trong ngày, nhiều khả năng bạn sẽ ăn quá lượng cần thiết. Do đó chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ thay vì chỉ ăn 3 bữa sáng, trưa và tối.
Mục tiêu không phải là lên kế hoạch bạn cần ăn gì, mà mục tiêu là ăn đa dạng các thực phẩm và đồ ăn vặt có lợi cho sức khỏe.
-
3
Thói quen ăn đêm và bỏ bữa
Bỏ bữa hay cắt giảm một số nhóm thực phẩm nhất định – các biện pháp hứa hẹn giúp giảm 2.5 kg trong 2 tuần hay giảm béo bụng có thể khiến lượng đường trong máu mất cân bằng và không còn thấy ngon miệng. Khi phớt lờ những dấu hiệu đói hay no của cơ thể, đồ ăn sẽ bị mất dần sự liên kết với các nhu cầu đó. Vì vậy nhiều khả năng bạn sẽ bị mất kiểm soát với lượng thức ăn hấp thụ.
Những thói quen này dễ khiến bạn rơi vào hai trong số những bẫy thường gặp là chu kỳ ăn uống, chè chén say sưa và ăn đêm. Nếu thường xuyên bỏ bữa, uống cà phê suốt ngày, buổi tối dễ bị đói, mệt và thèm ăn. Chìa khóa quan trọng nhưng vô cùng đơn giản để tránh những bẫy này là không được bỏ bữa và không để bị đói.
-
4
Hay ăn đêm có thể là một sự rối loạn
Nếu không chữa trị kịp thời, thói quen ăn đêm có thể trở thành hội chứng ăn đêm. Dấu hiệu của hội chứng ăn đêm là không thấy đói vào buối sáng, khó ngủ và trầm cảm tăng dần theo từng ngày… Yếu tố gây ảnh hưởng mạnh nhất đến căn bệnh này là lịch sử gia đình.