Trẻ chậm nói, mẹ phải làm gì?

0
122
Trẻ chậm nói, mẹ phải làm gì?
Chậm nói có thể không liên quan đến sự chậm phát triển ban đầu của trẻ nhỏ. Lý do là bởi vì có sự khác biệt giữa lời nói biểu đạt và lời nói tiếp thu. Nếu trẻ có thể biểu đạt những điều bé muốn qua cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể ở độ tuổi biết nói, vấn đề ở đây chỉ là thời gian để bé học nói. Nhưng nếu bé từ 2 tuổi trở lên có vấn đề về truyền đạt lời nói với người khác, đây là một dấu hiệu cảnh báo.
Dù bạn mất kiên nhẫn để nghe em bé của bạn gọi tên “Mẹ” đầu tiên, hãy nhớ rằng học nói là một quá trình gồm nhiều giai đoạn, từ lúc trẻ ở trong bào thai cho đến khi trẻ 3 tuổi.
Trong bào thai:
Tin hay không là tùy bạn! Các chuyên gia cho biết trẻ nhỏ phát triển kỹ năng giao tiếp ngay khi ở trong bụng mẹ với cả 5 giác quan phát triển đầy đủ. Em bé có thể nghe được nhịp tim của mẹ, nghe giọng của mẹ và phân biệt được giọng nói quen thuộc của mẹ với các giọng nói khác.
Từ lúc sinh – 3 tháng tuổi:
Tiếng khóc là lời nói giao tiếp đầu tiên của em bé. Trong 3 tháng đầu tiên, trẻ cũng phát triển ngữ điệu với nhiều dạng khác nhau. Đây là giai đoạn phát triển lời nói đầu tiên của em bé. Trẻ sẽ hét lên khi đói, rên rỉ khi muốn thay tã, cùng nhiều biểu hiện cảm xúc bằng âm thanh khác trong suốt quá trình phát triển như thở dài, cười, khóc, mếu… 
Từ 4 – 7 tháng tuổi:
Bạn có tin không, ở giai đoạn này trẻ đã biết “nói lảm nhảm” rất nhiều. Bé biết kết hợp một phụ âm với một nguyên âm để phát âm các từ đơn giản như “mama”, “baba”, “tata”. Ngay cả khi bạn vui mừng nhận ra rằng em bé có thể gọi tên mình, em bé vẫn không thể hiểu bé vừa nói gì với bạn.
Từ 8 – 12 tháng tuổi:
Trong giai đoạn này, em bé của bạn bắt đầu bập bẹ nói và thủ thỉ rất nhiều để cố gắng phát âm ra thành từ và nói nhiều từ với nhau. Nhưng kết quả là trẻ vẫn chưa thể nói rõ từ và nói câu có nhiều từ. 
Từ 12 – 18 tháng tuổi:
Đây là giai đoạn em bé có thể nói được hơn một từ và nói 2 từ liền nhau. Em bé cũng có thể hiểu được ý nghĩa của sự vật gắn liền với hình ảnh của sự vật đó khi nhìn vào. Dạy trẻ học nói trong giai đoạn này do đó trở nên quan trọng vô cùng. Trẻ sẽ phát triển khả năng ghi nhớ, phát triển lời nói, phát triển kỹ năng diễn đạt bằng cả lời nói và cử chỉ trên cơ thể như chân, tay, miệng, mắt… Một đứa trẻ phát triển lời nói tốt sẽ có thể nói được một câu hoàn chỉnh ở tháng 18, như “Bà ơi”, “Mẹ ơi”.
Trẻ chậm nói, mẹ phải làm gì?
2 năm tuổi:
Ở giai đoạn này, vốn từ vựng của trẻ cần phải có nhiều và phong phú hơn, ít nhất là 50 từ. Thậm chí, trẻ có thể hiểu được thông điệp của người nói, dù không thể bắt trước hoặc trả lời lại người nói.
3 năm tuổi:
Từ 2 – 3 tuổi, một đứa trẻ phát triển lời nói bình thường có thể nói sõi và làm giàu vốn từ vựng của chúng hơn nhiều.
Khi nào bạn nên lo lắng?
Trẻ có thể chậm nói và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển giao tiếp, trí tuệ, cuộc sống của chúng sau này. Trong những trường hợp sau đây bạn cần chú ý để giúp trẻ cải thiện lời nói nhanh:
–    Trẻ sau 12 tháng không sử dụng cử chỉ như vẫy tay, chỉ tay với người nói chuyện.
–    Trẻ chỉ sử dụng những cử chỉ đơn giản kèm các âm thanh không phải là từ có nghĩa để giao tiếp khi đã 18 tháng tuổi.
–    Khả năng bắt chước âm thanh chậm sau 18 tháng (điều này có thể liên quan đến các vấn đề về thính lực).
–    Vốn từ giới hạn và không thể sử dụng từ mới cũng như giao tiếp khi cần.
–    Gặp khó khăn trong việc làm theo các hướng dẫn đơn giản.
–    Có giọng nói khác thường như âm mũi và giọng khàn khàn.
–    Không có giao tiếp bằng mắt.
Những điều cần làm:
Các ông bố bà mẹ không nên thờ ơ với các biểu hiện bất thường trên của bé. Nếu phát hiện ra, hãy làm những điều sau đây trước khi quá muộn:
–    Theo dõi kỹ năng phát triển lời nói của trẻ trong từng giai đoạn để biết trẻ có bỏ qua giai đoạn nào không.
–    Đưa con đi gặp chuyên gia và bác sĩ để được chẩn đoán và phân tích.
–    Nói chuyện với trẻ nhiều hơn để tăng giao tiếp, phản xạ lời nói ở trẻ.
Nguyên nhân của chậm nói ở trẻ:
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị chậm phát triển lời nói, bao gồm các nguyên nhân chính sau đây:
–    Các vấn đề về khoang miệng, bao gồm các vấn đề lưỡi, vòm miệng, hàm dẫn đến hạn chế chuyển động của lưỡi và phát triển lời nói.
–    Rối loạn thần kinh ví dụ như ở trẻ tự kỷ.
–    Các vấn đề về thính lực cũng cản trở trẻ phát triển khả năng nói và giao tiếp.
Nguyễn MaiNguồn: THS

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.