Nếu trước kia chúng ta vẫn cho rằng bánh mỳ là một loại thực phẩm tốt thì ngay nay nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra những dẫn chứng ngược lại.
Bánh mỳ chứa nhiều gluten có hại
Gluten là dạng protein có rất nhiều trong lúa mì, lúa mạch. Gluten là chất có hại đối với trẻ ở độ tuổi ăn dặm do hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ thường khó tiêu hóa được gluten, gây nên rối loạn về tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, trướng bụng… Đặc biệt ở những trẻ bất dung nạp gluten thì việc cho trẻ ăn bánh mỳ sẽ rất gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Bởi khi trẻ ăn những đồ ăn có chứa gluten, hệ miễn dịch sẽ ngay lập tức nhận diện gluten là “kẻ thù” và tấn công vào hệ tiêu hóa (chủ yếu ở ruột non), gây ra tổn thương ở ruột, làm giảm sự hấp thu dưỡng chất, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.
Chính vì lý do này mà bánh mỳ được xếp vào loại thực phẩm khó tiêu hóa. Ngay cả với người lớn, để tiêu hóa được bánh mỳ (chính xác là gluten trong bánh mỳ) cần rất nhiều thời gian cũng như phải huy động 1 lượng axit dạ dày thật “mạnh”. Do đó, kể cả với trẻ khỏe mạnh, không bị hiện tượng bất dung nạp gluten thì việc tiêu hóa bánh mỳ cũng sẽ rất “vất vả”.
Bánh mỳ chứa axit phytic
Khi bạn cho bé ăn bánh mỳ, axit phytic có chứa trong bánh mỳ sẽ tao ra phản ứng hóa học với các khoáng chất như kẽm, canxi, sắt, magiê… Khi phản ứng này xảy ra, cơ thể sẽ không thể hấp thụ được các khoáng chất có lợi. Nếu tình trạng diễn ra thường xuyên trong thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ.
Việc dùng kèm bánh mỳ với các thực phẩm giàu khoáng chất
là một thói quen không hề tốt về mặt dinh dưỡng
Đặc biệt, có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chất xơ trong bánh mỳ sẽ khiến quá trình đốt cháy lượng vitamin D trong cơ thể nhanh hơn. Điều này có thể trở thành tác nhân gây thiếu vitamin D ở trẻ, khiến trẻ chậm lớn và còi xương.
Bánh mỳ chứa nhiều muối hoặc rất nhiều đường
Đa số loại bánh mỳ được bán phổ biến ở Việt Nam hiện nay đều chứa rất nhiều muối hoặc đường. Đối với trẻ ở độ tuổi ăn dặm, việc cho thêm muối và đường vào đồ ăn là không cần thiết, thậm chí còn gây hại cho cơ thể. Bởi nhu cầu muối và đường của trẻ ở giai đoạn này là rất thấp (đã có đầy đủ trong thành phần của đồ ăn mà không cần phải thêm vào). Do đó, nếu cho trẻ ăn nhiều muối, đường, sẽ rất có hại cho thận và làm tăng nguy cơ các bệnh về thận hay tim mạch ở trẻ.
Bánh mỳ không chứa nhiều dưỡng chất tốt
Ngay cả bánh mỳ nguyên cám cũng không hề có nhiều dưỡng chất như bạn nghĩ
Bánh mỳ không chỉ nghèo dinh dưỡng so với các loại thực phẩm khác mà còn chứa những chất gây cản trở hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể (như axit phytic kể trên). Bên cạnh đó, việc sử dụng chất bảo quản giúp bánh mỳ giữ được lâu hơn hay những chất phụ gia tẩy trắng bột mỳ đều làm những chất không hề tốt cho sức khỏe của trẻ (ezoyl peroxide và calcium peroxide là những chất phụ gia thường được dùng để tẩy trắng bột mỳ, đây là những chất có thể làm tổn hại đến gan và gây ung thư gan).
Trong khi đó, bánh mỳ lại chứa rất carbonhydrate có hại cho cơ thể vì nó sẽ làm tượng tăng lượng đường trong máu, gây ra những ảnh hưởng xấu cho hệ tim mạch.
Với những lý do trên, bánh mỳ không phải là thực phẩm ăn dặm lý tưởng cho bé và ngay cả với người lớn, việc sử dụng thường xuyên bánh mỳ trong các bữa ăn cũng là điều nên tránh.
Phong Anh