1. Mật ong
Dùng mật ong trị ho là cách chữa bệnh dân gian mà nhiều người đã biết đến vì tính sát trùng của mật ong rất cao. Có nhiều cách trị ho với mật ong. Bạn có thể pha 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất với một ít hạt tiêu đen (hoặc trắng) xay nhuyễn rồi uống khoảng 2 – 3 lần trong ngày, uống liên tục từ 4 – 5 ngày sẽ có kết quả giảm ho rất hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp mật ong với nước chanh và gừng, mật ong với nước cam, mật ong với nước ép nho, mật ong với nước ép hành tây để điều trị các cơn ho.
2. Nghệ
Nghệ là loại gia vị thường dùng trong chế biến một số món ăn… Ngoài ra, nghệ còn là vị thuốc trị ho cũng rất hiệu quả. Củ nghệ tươi gọt vỏ, cắt nhiều lát mỏng. Chanh tươi gọt vỏ, cắt lát mỏng, lượng bằng với nghệ (chừng 6-7 lát). Củ gừng tươi cũng rửa sạch, cắt lát mỏng nhưng lượng bằng một nửa nghệ. Cho 3 nguyên liệu này vào tô hay chén cùng một ít nước sôi và 2 muỗng mật ong (hoặc 2 muỗng đường phèn) rồi đem chưng cách thủy, dùng nước chưng này để chữa ho rất hay. Có thể dùng luôn cả xác càng tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha 1 muỗng cà phê bột nghệ với 1 cốc sữa nóng rồi dùng vào mỗi buổi sáng và tối sẽ giúp giảm ho và đau họng rất nhiều.
3. Nho khô
Nghiền nát nho khô, sau đó trộn với ít nước và đường, tiếp đến đun nóng hỗn hợp này rồi để nguội. Sử dụng hỗn hợp này trước khi đi ngủ để chữa ho cũng rất tốt
4. Dầu mù tạt
Nếu bệnh nhân là trẻ em, bạn có thể dùng dầu mù tạt để xoa bóp lên ngực hay lên bụng của trẻ. Nếu bệnh nhân bị hen suyễn, bạn cũng có thể dùng dầu mù tạt để xoa bóp lên cơ thể. Đây là phương thuốc hữu ích trong việc điều trị các cơn ho một cách an toàn và hiệu quả.
5. Bạc hà
Trong tinh dầu bạc hà có chất menthol có khả năng làm dịu ho, làm loãng niêm dịch, thường được dùng điều trị cảm sốt nhức đầu, sổ mũi, viêm họng, ho, kích thích tiêu hóa.
6. Rau khúc
Khi bị ho, viêm họng, sưng amiđan thì lấy rau khúc tươi rửa sạch nhai cùng với ít muối rồi nuốt từ từ cả bã và nước. Ngày dùng 3-4 lần, rất hiệu nghiệm. Hoặc lấy một nắm rau khúc tươi sắc với 300ml nước, còn 100ml, chia uống 3 lần trong ngày.
7. Quả tắc (quất)
Chỉ cần bổ đôi quả tắc, tách bỏ hạt, cho vào chén cùng đường phèn rồi hấp cách thủy. Sau khi hấp chín, lấy nước uống (nếu là trẻ em) hoặc đối với người lớn thì có thể ăn luôn quả tắc. Tinh dầu trong quả tắc sẽ kích thích hệ hô hấp, giúp long đờm và tống đờm ra ngoài. Vitamin C trong quả này còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng và chống cảm cúm.
8. Cây húng chanh
Cây húng chanh (hay còn gọi là rau Tần dày lá) cũng có tác dụng chữa ho, viêm họng và khản tiếng rất tốt. Chỉ cần lấy vài lá vừa đủ dùng, rửa sạch, giã nát, sau đó chế một ít nước sôi vào. Chờ khoảng 10 phút cho nước hòa với lá húng chanh rồi vắt lấy nước uống. Do lá húng chanh có vị đắng nên bạn có thể pha thêm ít muối hoặc đường phèn để dễ uống. Tinh dầu trong lá húng chanh có tác dụng ức chế một số vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp một cách hiệu quả. Bạn có thể dùng bài thuốc này lâu dài để đạt kết quả như mong đợi.
9. Lá hẹ
Đây là loại thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn, chứa nhiều chất xơ, canxi và vitamin. Chọn ít lá hẹ và lượng đường phèn vừa đủ. Cho tất cả vào chén hấp cách thủy, sau đó chắt lấy nước cho trẻ uống. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng hẹ để nấu súp rồi cho trẻ em dùng cũng rất tố.
10. Tỏi
Tỏi có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng và kháng viêm. Ngoài ra, tỏi còn chứa vitamin A, B, C, D, PP và các khoáng chất khác rất có lợi cho cơ thể. Do đó, bạn có thể giã nát tỏi và trộn với 2 muỗng cà phê mật ong, sau đó hấp cách thủy rồi dùng để giảm ho. Trong trường hợp bị ho nặng và mãn tính, bạn có thể nghiền nát 2 – 3 củ tỏi và một số đinh hương rồi cho chúng vào một ly sữa hoặc nước. Sau đó, đuung sôi và cô cạn hỗn hợp này thành một nửa, lọc bỏ phần xác và thêm một chút đường để cải thiện mùi vị. Hãy uống hỗn hợp này 2 lần/ ngày và tiếp tục điều trị ít nhất khoảng một tuần để cảm nhận được tác dụng giảm hho tuyệt vời từ hỗn hợp này.
11. Hành tây
Một cách khác để chữa ho khi bị cảm lạnh là dùng 1 củ hành tây cắt lát, 5 lá húng quế, 2 nhánh đinh hương và 5 quả hồ tiêu cho vào 200ml nước. Đun cô cạn lại một nửa lượng nước và lọc bỏ phần xác, sau đó dung khoảng 3 lần/ngày sẽ thấy đỡ ho do cảm lạnh.
12. Lưu ý
Nếu chỉ là những cơn ho thông thường thì việc nghỉ ngơi và sử dụng các cách trị ho tự nhiên nói trên sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Nếu cơn ho dai dẳng, ho ra nhiều đờm, ho kèm triệu chứng bệnh thì bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị tốt hơn.
Nguồn: Theo phununews
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.