Với những bước tiến lớn trên thế giới về trí thông minh nhân tạo (gọi tắt là AI), hiện tại các chuyên gia đã bắt đầu đặt dấu hỏi về hình thức bảo vệ mà chúng ta có thể phải cần đến nhằm chống lại những mối nguy hiểm tiềm tàng của máy tính và robot trong thời gian tới.
Nhà toán học Marcus du Sautoy từ đại học Oxford, Anh Quốc bày tỏ quan điểm “Liệu robot có cần sự bảo vệ từ chúng ta? Bởi vì trí tuệ của máy tính luôn tiến hóa gần hơn với điều gì đó khó tách khỏi trí thông minh con người, các thế hệ công nghệ mới cần phải được đảm bảo về đạo đức và pháp lý như quyền con người”.
Ông Du Sautoy cho biết một khi sự tinh tế của tư duy máy tính đạt đến một mức độ cơ bản giống như ý thức con người, đó là lúc chúng ta cần chăm sóc phúc lợi cho nó.
Trí thông minh nhân tạo có nên đuợc bảo vệ giống quyền con người. (Ảnh: corbis).
Ông Du Sautoy cũng nghĩ rằng câu chuyện về các quyền của AI đang dần trở nên cần thiết bởi những tiến bộ gần đây trong các lĩnh vực như khoa học thần kinh. Nhà toán học này đã có mặt tại lễ hội văn học tại Wales nhằm quảng bá cho cuốn sách mang tên “What We Cannot Know”. Ông nói rằng công nghệ mới đã cho chúng ta những hiểu biết rõ hơn bao giờ hết về bản chất của các quá trình tinh thần như suy nghĩ và ý thức – có nghĩa là đây không còn là chuyện dành riêng cho các nhà triết học.
“Chúng ta đang ở trong một thời kì vàng son giống như Galileo với kính viễn vọng. Hiện tại chúng ta đang có loại kính này trong não và nó cho chúng ta cơ hội nhìn thấy những điều mà chưa bao giờ thấy được”, Du Sautoy nói.
Chúng ta nên tôn trọng tất cả các hình thái của ý thức cho dù nó là hữu cơ hay tổng hợp. Trong khi khái niệm về việc một máy tính được bảo vệ bởi quyền con người giống như khoa học viễn tưởng, đây thật sự là khả năng tiếp cận nhanh chóng mà các nhà khoa học đã suy đoán trong nhiều thập kỉ qua. Câu hỏi lớn nhất vẫn còn đó: Khi nào hệ thống máy tính trở nên tiên tiến đến nỗi ý thức nhân tạo của nó phải được công nhận và tôn trọng.
Một loạt các nhà bình luận đã đưa ra khung thời gian cho vấn đề này từ năm 2020 đến một thời điểm nào đó của 50 năm tiếp theo, mặc dù tốc độ nhanh chóng mà trí thông minh nhân tạo đang tiến triển như học hỏi để giao tiếp hoặc hoạt động mà chúng ta không thể phát hiện được. Điều đó có nghĩa là không một ai có thể chắc chắn về điều này.
Du Sautoy không thể nói khi nào thời điểm đó sẽ đến hay chỉ là chuyện khi nào nó diễn ra như tựa đề cuốn sách mà ông đã đặt “What We Cannot Know”.