Triệu Tử Long – Chiến binh vĩ đại bậc nhất thời Tam Quốc

0
107
Trieu-tu-long-phunutoday-vn

Triệu Vân (chữ Hán: 趙雲, bính âm: Zhao Yun; 168?-229 [1]), tên tự là Tử Long (子龍), người vùng Thường Sơn, là danh tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán.

Triệu Vân sinh tại huyện Chân Định (正定县) thuộc quận Thường Sơn (常山郡, hiện nay là huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc, phía bắc Trung Quốc). Ông có ngoại hình hùng dũng, uy phong lẫm liệt, giỏi võ nghệ và có tài thao lược.

Tam Quốc diễn nghĩa có ghi rằng ông “cao tám thước, mắt rồng, mày rậm, má bầu, mặt rộng, sống mũi diều hâu, lưng sói, tay vượn, bụng beo, cưỡi Bạch Long mã, uy phong lẫm liệt”.

Trieu-tu-long-phunutoday-vn
Võ thần Triệu Tử Long.

Năm 184, quân Khăn Vàng nổi dậy chống triều đình nhà Hán. Triệu Vân được người trong quận cử cầm quân đến gia nhập với tướng Công Tôn Toản để đánh dẹp.

Triệu Vân (Zhao Yun) (168-229), tự là Tử Long , người vùng Thường Sơn, là một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục, với Lưu Bị là vị hoàng đế đầu tiên. Ông được phong chức Hổ uy Tướng quân và đứng thứ ba trong Ngũ Hổ Tướng của nhà Thục, bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu.

Ông theo về với Công Tôn Toản, một tướng quân cát cứ trong vùng vào khoảng cuối năm 191 hoặc đầu năm 192, với danh nghĩa thủ lĩnh một đội quân tình nguyện nhỏ. Trong năm 192, Triệu Vân được xếp dưới quyền trực thuộc của Lưu Bị, người mà khi ấy chỉ là bộ tướng của Công Tôn Toản, giữ chức Phiêu kỵ tướng quân. Lưu Bị có vài nghìn kỵ binh, và Triệu Vân được điều đến trong hàng ngũ này. Ngay sau đó, Triệu Vân từ bỏ Lưu Bị và Công Tôn Toản để về quê chịu tang anh trai. Triệu Vân lại theo về với Lưu Bị vào năm 200. Từ đó Triệu Vân quan hệ rất gắn bó với Lưu Bị. Tam Quốc Chí kể họ cùng ngủ chung một giường trong thời gian hai người ở tại Gia Thành . Trong khoảng thời gian đó, Lưu Bị phái Triệu Vân bí mật tuyển mộ thêm quân để tăng cường cho đội quân trực thuộc của Lưu Bị. Kể từ đây Triệu Vân chính thức bỏ Công Tôn Toản theo phò Lưu Bị.

Năm 208, Lưu Bị giao tranh với Tào Tháo thất bại và bị đuổi chạy qua Trường Bản. Trong trận Trường Bản thì Triệu Vân đã liều mạng sống bảo vệ gia quyến Lưu Bị, cứu được con trai Lưu Bị là Lưu Thiện (A Đẩu), tạo nên điển tích Tử Long một ngựa cứu chúa nổi tiếng đến ngày nay. Sau Đại chiến Xích Bích, Triệu Vân góp công lớn giúp Lưu Bị dành được phần nam Kinh Châu, và trở thành một trong những tướng lĩnh quan trọng trong tập đoàn Lưu Bị, được phong chức “đại tướng quân”. Khi Lưu Bị dẫn quân vào Ích Châu (nay là tỉnh Tứ Xuyên), ông đã giao cho Triệu Vân phòng thủ căn cứ chính ở Công An (, bây giờ thuộc tỉnh Hồ Bắc, với tư cách “lưu dẫn tư mã” .

Sau đó, Triệu Vân theo Gia Cát Lượng và Trương Phi vào Thục. Triệu Vân tự dẫn quân độc lập, hành quân qua Giang Châu và Kiến Vi tới Thành Đô, giúp Lưu Bị chiếm được Thành Đô. Khi Lưu Thiện lên ngôi năm 223, Triệu Vân được phong “Chinh Nam tướng quân” và phong “Vĩnh Trang Đình Hầu” . Sau đó lại được phong “Trấn Đông tướng quân” .

Năm 227, Triệu Vân khi đó là tướng quân đứng đầu quân đội nước Thục, theo Gia Cát Lượng dẫn quân lên Hán Trung trong cuộc “bắc phạt” lần thứ nhất. Mùa xuân năm sau, Triệu Vân được lệnh hành quân qua Tà Cốc làm nghi binh cho quân chủ lực. Phải chống chọi với binh lực mạnh hơn nhiều của đại tướng ngụy là Tào Chân .Triệu Vân đã phòng thủ thành công và dẫn quân rút lui an toàn. Ông lại được phong làm “Định Quân tướng quân”.

Năm 229, Triệu Vân chết ở Hán Trung, quân sĩ nước Thục vô cùng nuối tiếc. Ông được Lưu Thiện truy phong làm “Thuận Bình hầu” năm 261.

Được biết đến như một chiến binh vĩ đại, Triệu Vân hội tụ đủ các bản chất của những anh hùng trong thời đại ông. Mặc dù Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung chỉ đặc biệt miêu tả Triệu Vân võ công cao cường, thực ra ông còn đáng được ngưỡng mộ bởi tài thao lược khôn khéo, lòng trung thành tận tụy và tính cách thẳng thắn, sự dũng cảm phi thường. Chính Triệu Vân đã dám đứng ra can gián Lưu Bị tiến đánh Đông Ngô để trả thù bằng những lý do sáng suốt.

Bài thơ về Triệu Vân cứu chúa trong trận Đương Dương – Trường Bản:

Máu đỏ chan hòa áo giáp hồng
Đương Dương ai kẻ dám tranh hùng
Xưa nay cứu chúa xông trăm trận
Chỉ có Thường Sơn Triệu Tử Long

Lữ Bố và
Lữ Bố và “nỗi oan ngàn năm” trong Tam Quốc
(Khám phá) – Điều này có lẽ chẳng cần phải nói nhiều, bởi lẽ, chẳng phải ngẫu nhiên người ta gọi Lã Bố là “chiến thần”.

Nguồn: Lan Hương (TH)/Theo Khỏe & Đẹp

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.