Trong thời gian tới, robot có thể trở thành “món ăn” hoặc đóng vai “bác sĩ” cung cấp thuốc từ bên trong cơ thể con người.
Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Thụy Sĩ ở Lausanne đã thiết kế một bộ phận điện tử với thành phần bao gồm gelatin, mở đường cho khả năng con người có thể tiêu thụ được robot.
Loại robot này có thành phần là gelatin.
Giám đốc phòng thí nghiệm các hệ thống thông minh trong viện trên, ông Dario Floreano khẳng định rằng những robot có thể ăn được này còn đóng vai trò cung cấp thuốc cho con người và động vật.
Theo Daily Mail, phần thiết bị mà họ đã tạo ra có độ dài 90mm, rộng 20mm và dày 17mm. Hai robot này có khả năng nối lại với nhau tạo thành loại thiết bị có thể di chuyển và gắp được các vật thể. Trong cơ thể con người, những robot này sẽ tận dụng phản ứng hóa học làm nguồn năng lượng để chúng hoạt động.
Hai robot này khi ghép lại có thể trở thành công cụ gắp được các vật thể.
Loại robot này hiện không có vị đặc trưng nhưng các nhà nghiên cứu đang hợp tác cùng bệnh viện có tên École hôtelière de Lausanne để khiến thiết bị này “ngon hơn” trong tương lai.
Năm 2016, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts và Đại học York đã cùng sử dụng dạ dày heo làm vật liệu để tạo ra robot. Theo đó, vật liệu này sẽ co lại khi gặp nhiệt độ cao, do vậy robot có thể co giãn di chuyển trong dạ dày con người.
Robot có thành phần cấu tạo từ dạ dày heo.
Một loại nam châm đặc biệt trong robot sẽ giúp “hút” các vật liệu kim loại có thể gây nguy hiểm trong cơ thể người. Tuy nhiên điều hạn chế là cần phải có thêm từ trường để robot này thực hiện chuẩn xác nhiệm vụ, do vậy rất khó khăn để robot “dạ dày heo” này hoạt động hiệu quả nếu không được ở trong môi trường thích hợp.