Các nhà khoa học Trung Quốc đang tìm một khu vực để xây dựng kính viễn vọng năng lượng mặt trời khổng lồ. Dự kiến đây sẽ là kính viễn vọng lớn nhất thế giới trong vòng 20 năm tới, dùng để quan sát các hoạt động năng lượng mặt trời.
Theo kế hoạch, dự án quốc gia phát triển kính viễn vọng khổng lồ này kéo dài từ 10-15 năm, có tổng ngân sách khoảng 90 triệu đô la Mỹ và đã được toàn bộ cộng đồng năng lượng mặt trời của Trung Quốc đề xuất. Nếu dự án kính viễn vọng năng lượng mặt trời khổng lồ của Trung Quốc (CGST) được phê duyệt vào đầu năm 2016, thì đây sẽ là thế hệ tiếp theo của kính viễn vọng năng lượng mặt trời hiện có trên mặt đất.
Dự án nhằm mục đích xây dựng một kính thiên văn hồng ngoại và quang năng lượng mặt trời rất lớn, với độ phân giải không gian dự kiến sẽ tương đương với một kính viễn vọng đường kính 8 mét thu thập ánh sáng và năng lượng tương đương với một kính viễn vọng có đường kính rộng 5 mét. CGST sẽ có thể đo chính xác được vector từ trường của năng lượng mặt trời với độ phân giải cao và phát hiện cấu trúc từ trường năng lượng mặt trời cũng như các lớp năng lượng khác của hành tinh này. Điều mà trong suốt 100 năm qua nhiều bí ẩn quan trọng trong vật lý năng lượng mặt trời vẫn chưa được khám phá.
Nếu CGST của Trung Quốc được phê duyệt, nó sẽ vượt qua tất cả
các kính viễn vọng năng lượng mặt trời khác trên mặt đất hiện có.
Các nhà khoa học Trung Quốc tin rằng CGST sẽ vượt qua khả năng của các kính thiên văn quang học khổng lồ đang được các nước khác dự kiến paths triển, ví dụ như Kính viễn vọng năng lượng mặt trời công nghệ tiên tiến (ATST) ở Hawaii, hay Kính viễn vọng năng lượng mặt trời Châu Âu (EST). Cả 2 kính viễn vọng này đều có thiết kế đường kính 4 mét.
Trước đấy vào năm 2010, các nhà khoa học Trung Quốc đã thực hiện một dự án 4 năm để khảo sát vùng đặt đài quan sát năng lượng mặt trời ở phía Tây, Trung Quốc do Quỹ Khoa học Quốc gia Trung Quốc tài trợ, nhằm tìm ra khu vực tốt nhất để đặt CGST và các dự án năng lượng mặt trời khác. Có thể vùng phía Tây như khu tự trị Tây Tạng hoặc các tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên có thể là khu vực lý tưởng để đặt CGST.
Trước đấy, vào tháng 11/2010, mặc dù dự án CGST đã được lựa chọn là một dự án trong Kế hoạch phát triển thiên văn học 5 năm lần thứ 14-15 (Giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030). Tuy nhiên, hiện dự án CGST vấn đang ở giai đoạn chờ phê duyệt. Trong khi đó, một số dự án thiên văn học có quy mô lớn của Trung Quốc như Kính viễn vọng sợi quang phổ đa vật thể quan sát bầu trời (LAMOST đã được xây dựng xong vào năm 2008 tại Xinglong, tỉnh Hà Bắc, bắc Trung Quốc, và khu Đài phát thanh Kính viễn vọng với chiều dài 500 mét (FAST) sẽ được hoàn thành vào năm 2016 tại Pingtang Quận Tây Nam tỉnh Quý Châu.
Ngoài ra, Trung Quốc còn dự kiến triển khai dự án một Kính viễn vọng không gian năng lượng mặt trời (SST) đã được đề xuất vào giữa những năm 1990. Kính thiên văn này có đường kính rộng 1 mét, được trang bị một máy quang phổ 2 chiều với thời gian thực và độ phân giải cực kì chính xác cao sẽ được phóng vào không gian để quan sát cấu trúc cơ bản của các khu vực năng lượng mặt trời. Với đường kính 1 mét, SST của Trung Quốc cũng sẽ vượt Kính viễn vọng không gian 0,5 mét Hinode của Nhật Bản được thiết kế năm 2006.
Được biết, hiện nay Kính thiên văn năng lượng mặt trời đặt trên mặt đất lớn nhất thế giới là kính thiên văn mặt trời có đường kính 1 mét của Thụy Điển. Đồng thời các nước như Đức đang dự kiến phát triển kính viễn vọng năng lượng mặt trời dài 1,5 mét và Hoa Kỳ cũng sẽ sớm triển khai hoạt động của kính viễn vọng năng lượng mặt trời dài 1,6 mét.
Theo Đất Việt