Trường cho giới quý tộc Anh: Sướng như tiên nhưng khổ thì còn hơn cả trường bình dân

Trường cho giới quý tộc Anh: Sướng như tiên nhưng khổ thì còn hơn cả trường bình dân

Ở Anh, có một ngôi trường được xem là “đào tạo nên quý tộc”. Nhưng quý tộc không chỉ có lớp hào nhoáng bên ngoài…

Thế nào là một cuộc sống quý tộc? Nhiều người sẽ nghĩ về một cuộc sống xa hoa, giàu có, kẻ hầu người hạ tấp nập, đi đâu cũng “một bước ngồi lên 4 bánh”… Và tất nhiên, trường học dành cho quý tộc ắt cũng phải đậm chất vương giả, phú quý – ít nhất là trong suy nghĩ của giới nhà giàu mới nổi, tìm cách gửi con em mình sang Anh Quốc để học lấy phong cách của hoàng gia.

Một trong những ngôi trường dành cho quý tộc nổi tiếng nhất của Anh là trường nội trú Eton – nơi các hoàng tử, công tước trong hoàng gia theo học.

Trường cho giới quý tộc Anh: Sướng như tiên nhưng khổ thì còn hơn cả trường bình dân
Eton – ngôi trường dành cho quý tộc của Anh Quốc.

Ăn sướng như tiên

Với khoản học phí cao ngất lên tới 36 ngàn bảng Anh/năm (hơn 1 tỷ đồng), bữa ăn dành cho học sinh ở đây luôn rất “chất”.

Trường cho giới quý tộc Anh: Sướng như tiên nhưng khổ thì còn hơn cả trường bình dân
Nhân viên bếp ăn chăm chú chuẩn bị bữa ăn cho các học sinh.

Trường cho giới quý tộc Anh: Sướng như tiên nhưng khổ thì còn hơn cả trường bình dân
Những món thịt được các học sinh trường Eton cực ưu ái…

Thịt thì nhiều vô kể, nào là sườn, là gà nướng cay kiểu Bồ Đào Nha (gà peri peri), nào là đùi vịt om confit kiểu Pháp, dê, thịt gà cay kiểu Nando… Còn salad cũng có tới 5 – 7 loại để học sinh có thể lựa chọn, các món ăn tráng miệng cũng bạt ngàn… nhìn thôi cũng đủ khiến mọi người chảy nước miếng.

Tùy từng kỳ học nhưng trung bình giá cả mỗi suất ăn của học sinh ở trường khoảng 37 bảng Anh (tương đương hơn 1 triệu VND/bữa).

Trường cho giới quý tộc Anh: Sướng như tiên nhưng khổ thì còn hơn cả trường bình dân
Trung bình giá cả mỗi suất ăn của học sinh ở trường khoảng 37 bảng Anh.

Nhưng khổ thì…

Ngoài chuyện được thưởng thức vô vàn món ăn ngon thì học sinh chỉ được ngủ trên giường cứng chứ không có chăn ấm nệm êm nào cả. Đến ngay cả các trường bình dân khác, học sinh cũng đều được ngủ trên đệm mềm. Chương trình học tập của Eton cũng căng thẳng và gian khổ hơn các trường bình dân rất nhiều.

Trường cho giới quý tộc Anh: Sướng như tiên nhưng khổ thì còn hơn cả trường bình dân
Khi ai cũng đẹp, tài năng, áp lực cạnh tranh phải lớn khủng khiếp.

Tại sao ư? Vì Eton được xem là ngôi trường dành cho những người thuộc dòng dõi cao quý, hoặc những người có nhiều tiền. Nghe có vẻ dễ, nhưng điều này vô tình khiến cho áp lực cạnh tranh tại đây tăng lên. Khi xung quanh bạn ai cũng giàu, ai cũng có địa vị và đầy tài năng, rõ ràng bạn phải có một tinh thần thép để không cảm thấy áp lực đè nặng lên bản thân mình.

Hơn nữa, với người Anh và người châu Âu nói chung, quý tộc không chỉ đơn giản là ngồi trong biệt thự, mua xe hơi siêu sang, tối ngày chơi golf – môn thể thao của người giàu. Đó là một tinh thần, và muốn sở hữu tinh thần đó cần phải có kỷ luật, trách nhiệm, và dũng khí.

Chính vì thế, những ngôi trường quý tộc – gồm cả Eton – thường dạy theo kiểu “quân sự hóa” – nghiêm khắc và gian khổ, nhằm giúp tinh thần kỷ luật và ý thức hợp tác giữa học sinh được tăng lên. Với họ, quý tộc phải là những người có tinh thần mạnh mẽ cùng ý thức kỷ luật cao, và để đạt được điều đó thì tất cả phải được rèn luyện ngay từ trong trường.

Trường cho giới quý tộc Anh: Sướng như tiên nhưng khổ thì còn hơn cả trường bình dân
Chương trình học tập của Eton cũng căng thẳng và gian khổ hơn các trường bình dân rất nhiều.

Ngoài ra, vì là một ngôi trường giàu có, Eton có những suất học bổng mang tên Kings Scholarshọc bổng đức vua, và đó là một trong những suất học bổng được đánh giá là khó khăn và áp lực nhất thế giới.

Với hơn 40 bài kiểm tra khác nhau, cùng hàng chục yêu cầu khó nhằn, chỉ những học sinh kiệt xuất mới có thể giành được nó.

Ngôi trường cho “ra lò” tới 19 thủ tướng Anh

Một ngôi trường không đắt nhất, điểm số không cao nhất, nhưng lại có nhiều cựu học sinh là thủ tướng nhất – đó chính là Eton. Theo thống kê, ngôi trường đã đào tạo thành công 19 thủ tướng Anh. Ngoài ra, thủ tướng Thái Lan và Bắc Ireland cũng được cho là theo học tại đây.

Trường cho giới quý tộc Anh: Sướng như tiên nhưng khổ thì còn hơn cả trường bình dân
Cựu thủ tướng Anh David Cameron cũng là một cựu Eton.

Nhưng bằng cách nào? Theo Nick Fraser – tác giả của cuốn sách “Tầm quan trọng của một Eton” thì trái với các chương trình học, đời sống học sinh ở đây tương đối tự do – tất nhiên là “trong khuôn khổ”. Cụ thể, học sinh được tự do chuẩn bị cho sự nghiệp chính trị sau này, thể hiện qua việc rất nhiều nhóm hội, câu lạc bộ và hoạt động của trường đều do chính học sinh quản lý và tổ chức.

“Mấy cậu nhóc bầu cho nhau để nâng tầm ảnh hưởng. Nghĩa là từ độ tuổi rất sớm, chúng đã biết “vận động tranh cử” rồi” – Fraser cho biết.

Kết

Với một ngôi trường dành cho quý tộc thì sự thật bên trong quả là khiến con người ta bất ngờ. Nhưng có lẽ, nó chỉ bất ngờ với những người chưa từng tiếp xúc với tinh thần quý tộc của người phương Tây mà thôi.

Bởi vì, thứ họ tôn thờ không phải tinh thần phát tài nhanh chóng, không phải cuộc sống nhàn hạ xa xỉ, khôn lỏi giành ngôi cao; đó là tinh thần tiên phong hướng về hệ giá trị hạt nhân: vinh dự, trách nhiệm, dũng khí, kỷ luật.

 

Theo Trí Thức Trẻ