Cứ 11 năm, sự kiện này lại lặp lại một lần: từ trường của Mặt trời sẽ đổi cực cho nhau.
>>> Từ trường mặt trời chuẩn bị đảo cực
Mới đây, Trung tâm hàng không vũ trụ NASA vừa thông báo, từ trường Mặt trời vừa “lộn ngược” hoàn toàn tại đỉnh điểm chu kỳ hoạt động của chúng. Cứ 11 năm, sự kiện này lại lặp lại một lần: từ trường của Mặt trời sẽ đổi cực cho nhau.
Theo tiến sĩ Tony Phillips, làm việc tại NASA cho biết: “Sự đảo ngược từ trường của Mặt trời này là một sự kiện lớn, nhưng hoàn toàn bình thường trong chu kỳ Mặt trời”. Để đảo cực, từ trường của Mặt trời sẽ yếu dần đi cho đến khi trở về giá trị 0, rồi sau đó xuất hiện trở lại với sự phân cực đảo ngược hoàn toàn.
Cứ 11 năm, Mặt trời lại đổi cực từ trường
Để đánh dấu sự kiện này, NASA đã phát hành một video ngắn để giúp người xem hình dung về toàn bộ quá trình này.
Xem video ta thấy, năm 1997, Mặt trời hoạt động với cực tính dương ở phía trên (biểu thị bằng đường màu xanh lá cây) và cực tính âm ở phía dưới (đường màu tím). Trong 11 năm tiếp theo, các đường này dần dịch chuyển về phía cực ngược lại.
Khi hai cực thay đổi, nhật quyển – một bề mặt có bán kính hàng tỷ km ra phía ngoài đường xích đạo của Mặt trời – sẽ trở nên gợn sóng. Trái đất quay quanh Mặt trời, đi vào và đi ra giữa những gợn này. Việc di chuyển giữa nơi cao và thấp có thể sẽ tạo ra bão từ không gian quanh Trái đất, gây ảnh hưởng đến thời tiết.
Tuy vậy, trong thời gian đảo cực, nhật quyển sẽ xuất hiện các gợn sóng, tạo ra một rào cản ngăn tia nguy hiểm từ vũ trụ và hạt với năng lượng cao sinh ra từ vụ nổ siêu tân tinh. Chính những nếp gấp ở nhật quyển sẽ bảo vệ hành tinh, không cho chúng phá hoại vệ tinh hay gây nguy hiểm cho phi hành gia hoạt động xung quanh Trái đất.
Theo PLXH