Dạo qua một vòng thị trường những ngày giáp Tết nguyên đán có thể thấy rằng mặc dù các mặt hàng rất đa dạng và không có nhiều biến động về giá cả so với thời điểm trong năm nhưng sức mua không nhiều. Thậm chí, so với 1-2 năm trước thì sức mua còn giảm xuống và người tiêu dùng có xu hướng tiết giảm tối đa chi tiêu. Do kinh tế khó khăn nên người mua cũng kén chọn hơn khi quyết định sắm sửa những đồ đón Tết.
Chị Lan (32 tuổi, nhân viên văn phòng) chia sẻ: “Gia đình khá giả, có của ăn của để thì Tết nhất cũng không phải lo lắng nhiều. Đằng này hai vợ chồng tôi chỉ là viên chức bình thường, năm nào đến Tết cũng chóng cả mặt. Tính toán kỹ lưỡng, cắt chỗ này, bù chỗ kia mà chi tiêu tiết kiệm cũng hết đến 5-6 triệu”. Hay như chị Thu (29 tuổi, giáo viên) cũng than thở: “Tôi chỉ mới tính sơ sơ các khoản cho ngày Tết mà đã thấy hết veo 1 tháng lương. Các khoản cần phải chi dùng gồm:
– Tiền mừng tuổi: 1 triệu đồng.
– Tiền đóng góp cho hai bên bố mẹ: 1 triệu đồng.
– Tiền quà biếu sếp + tặng đồng nghiệp: 1 triệu đồng.- Tiền mua đồ lặt vặt, trang trí, bánh mứt, ba bữa cỗ chính phải cúng ở nhà: 2 triệu đồng.
Như vậy là cũng hết đến 5 triệu mà không sắm sửa thêm được gì và chưa kể chi phí phát sinh bất ngờ”.
Chị Cao Thị Thùy Liên, Giám đốc BeRich, một trang tư vấn tài chính cá nhân, chia sẻ rằng, dù với chi phí bao nhiêu thì việc đầu tiên các bà nội trợ trẻ cần làm là liệt kê danh sách những khoản sẽ dùng trong dịp Tết. Trong đó, thực phẩm, vật dụng trong nhà, quà cáp, tiền lì xì,… là những chi phí không thể thiếu.
Với mức chi tiêu từ 3-6 triệu, chị Thùy Liên đưa ra hai gợi ý phân bổ dưới đây để bạn tham khảo và sắp sếp cho gia đình giúp các chị em mua sắm tiết kiệm ngày tết
-
1
Trường hợp 1: Cả gia đình (hai vợ chồng và một con) về quê ăn Tết
-
2
Trường hợp 2: Gia đình (hai vợ chồng và một con) ở riêng nhưng cũng gần nhà bố mẹ hai bên
Cách mua sắm tiết kiệm ngày tết -
* Căn cứ theo những hạng mục cần chi tiêu, bạn có thể điều chỉnh bảng ngân sách trên theo nhu cầu và đặc điểm của gia đình mình.