Ung thư âm đạo: Bệnh hiếm nên chị em dễ chủ quan

Ung thư âm đạo: Bệnh hiếm nên chị em dễ chủ quan

Ở phụ nữ, ung thư thường gặp là ung thư cổ tử cung, ung thư vú còn ung thư âm đạo ít người để ý tới. Ung thư âm đạo là dạng ung thư hiếm gặp. Cho nên, thông thường, chị em phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn hoặc giai đoạn cuối dẫn đến việc điều trị hết sức khó khăn.

Bà T (Bạch Mai, Hà Nội) vốn bị viêm đường tiết niệu đã lâu. Tuy nhiên, một thời gian dài, bà T chỉ uống thuốc theo kiểu rỉ tai, thuốc lá do người này người kia truyền miệng. Những cơn đau có giảm, thậm chí có giai đoạn hết hẳn khiến bà nghĩ thuốc đã phát huy tác dụng. Nhưng bà T không ngờ rằng quá trình viêm nhiễm vẫn diễn ra âm thầm. Cách đây 2 tháng, bà T phát hiện có chảy máu ở âm đạo dù đã mãn kinh từ lâu. Khi thấy dấu hiệu máu như vậy, bà T vẫn kiên trì theo dõi. Ban đầu bà T chỉ nghĩ đó là những dấu hiệu của viêm nhiễm nặng chứ không ngờ là bệnh hiểm nghèo.

Ung thư âm đạo: Bệnh hiếm nên chị em dễ chủ quan

“Tôi đi khám thì bác sĩ phát hiện ung thư ở âm đạo. Tôi và các con nghe nhiều về ung thư nhưng ung thư âm đạo quả thật hiếm gặp. Khi nghe tin về bệnh, tôi gần như chết lặng vì quá chủ quan thời gian dài. Trong giai đoạn đó, tôi cũng thấy dịch âm đạo bất thường nhưng không ngờ bị như vậy”, bà T nói.

Dễ chủ quan

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Lê Phong (Chuyên khoa Ung bướu) cho hay, cũng giống như ung thư cổ tử cung, chị em thường chủ quan với ung thư âm đạo do dấu hiệu bất thường có thể xuất hiện thoáng qua. “Đó là những dấu hiệu như chảy máu ở âm đạo dù đã mãn kinh, chảy máu sau khi quan hệ tình dục. Trên thực tế, 2 dấu hiệu này cũng có thể triệu chứng của các bệnh ở phần phụ của chị em nên rất dễ nhầm lẫn và gây chủ quan”.

Ngoài ra, khi cơ thể có dấu hiệu bất thường về đi tiểu cũng cần đề phòng. Cụ thể như nếu đi tiểu nhiều hơn bình thường. Dịch âm đạo tiết ra có mùi hoặc màu lạ. Nghiêm trọng và không thể chủ quan là khi phát hiện dịch âm đạo có máu hay dịch lẫn máu. 

Khung chậu đau thường là khi bệnh ung thư âm đạo đã bắt đầu phát triển và lây lan sang các cơ quan khác. Đau vùng chậu có thể là đau hay cảm thấy áp lực và tức ở vùng bụng dưới rốn. Người bệnh có thể cảm thấy đau liên tục hoặc thi thoảng mới đau, đau một cách âm ỷ, cũng có lúc đau quặn.

Thay đổi trong các nhu động ruột như thay đổi trong chức năng đường ruột có thể ra nhiều vấn đề, bao gồm ung thư âm đạo. Khi bệnh ung thư tiến triển, người bệnh có thể bị táo bón, phân đen có mùi khó chịu.
Trong trường hợp này còn kèm thêm nước tiểu lẫn máu thì thật đáng lo lắng. Các triệu chứng khác như thường xuyên táo bón, phân có màu đen. Với những hiện tượng trên, nhất thiết phải đi đến các trung tâm chuyên về ung thư để thăm khám.
Phòng ung thư âm đạo

Thực hành tình dục an toàn có thể làm giảm nguy cơ ung thư âm đạo. Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để bảo vệ chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Tiêm vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung có thể giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư khác liên quan đến cổ tử cung như ung thư âm đạo. Bạn nên tiêm vắc-xin này trước 26 tuổi vì sẽ phát huy được cao nhất hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin.
Kiểm tra khung xương chậu có thể giúp chẩn đoán âm đạo và ung thư khác.

 Nguy cơ dẫn đến bệnh:

 
 Những khối u biểu mô bên trong – có thể biến chuyển thành yếu tố tiền ung thư trong da âm hộ. Các triệu chứng thường gặp nhất là ngứa. Vùng bị khối u có thể sưng lên với vùng da dày và đỏ, với những vết đốm có màu trắng nhợt hơn hoặc sẫm hơn.
Một vài loại virus gây u nhú HPV (ung thư cổ tử cung) được nghĩ như một nguyên nhân gây bệnh, khoảng từ 30-50% trường hợp ung thư âm đạo có nguyên nhân là do HPV.
Nghiện thuốc. Nghiên cứu cho thấy nghiện thuốc có thể tăng nguy cơ phát triển cả ung thư biểu mô và ung thư âm đạo
Bệnh da và Paget. Một số bệnh da có nguy cơ phát triển thành ung thư như bệnh xơ hóa cứng da có những mảng tổn thương cứng tròn, hoặc bệnh xơ hóa xương mãn tính tuổi già – bệnh Paget.

 

Đông Anh

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.