Mẹ đừng quá lo lắng khi thấy bé bị vàng da, bởi thông thường đây là hiện tượng không có gì đáng lo, hầu hết trẻ sơ sinh đều gặp phải. Nhưng mẹ cũng tuyệt đối không được lơ là vì có những trường hợp vàng da có thể gây nguy hiểm cho bé.
Vàng da là hiện tượng bình thường, hệ quả của quá trình chuyển đổi cuộc sống từ trong bụng mẹ ra thế giới bên ngoài. Vàng da có thể khiến bé bú kém vì bé có xu hướng buồn ngủ, ngủ nhiều và ngủ liên miên. Mẹ chỉ cần chú ý không áp dụng bất cứ biện pháp can thiệp nào làm cho bé tỉnh giấc. Mẹ có thể cù nhẹ vào gan bàn chân bé, bé sẽ tỉnh và mẹ cho bé bú ngay.
Trong trường hợp bé bị vàng da bệnh lý, bé có thể gặp một số vấn đề nhỏ. Não bé có một lớp phủ bảo vệ gọi là màng não. Màng não sẽ bảo vệ bé khỏi các chất độc hại. Ở những trẻ bị vàng da bệnh lý, sẽ mất nhiều thời gian hơn để màng não này lọc bỏ độc tố gây hại đến bé.
Các phương pháp điều trị vàng da
Nếu trường hợp vàng da sinh lý, bé sẽ không phải điều trị mà hiện tượng này sẽ hết dần. Triệu chứng vàng da thường hết sau 2 tuần. Một số bé có triệu chứng kéo dài hơn do một số nguyên nhân như sữa mẹ cũng bị vàng.
Nếu bé bị vàng da sinh lý, mẹ có thể hỗ trợ bé bằng những cách đơn giản sau:
– Cho bé bú thường xuyên, lượng bilirubin sẽ thải ra nhanh hơn. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất và tốt nhất với bé, hỗ trợ thải bilirubin nhanh hơn so với sữa công thức.
– Cho bé tắm nắng để giảm bilirubin trên da và gan cũng hoạt động dễ dàng hơn. Tắm nắng bằng cách đứng cạnh cửa sổ 4 lần/ ngày, mỗi lần kéo dài 10-15 phút. Mẹ cần chú ý không cho ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt bé là được.
Nếu bé bị vàng da bệnh lý, bé sẽ được điều trị bằng phương pháp chiếu đèn và lọc máu. Hai phương pháp này đều được tiến hành bởi bác sỹ chuyên môn tại các bệnh viện nhi uy tín. Trong thời gian điều trị, bé được tách biệt với bố mẹ, nhưng mẹ vẫn có thể vắt sữa ra bình và chuyển cho bác sỹ cho bé bú.
Việt Hà (BB)
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.