Vảy cá rồng (Arapaima) khổng lồ vùng Amazon đang thu hút sự chú ý nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học California, San Diego để tạo ra các loại vật liệu siêu bền.
>>>Graphene: Vật liệu mới có thể làm biến đổi thế giới
Qua quan sát loài cá cọp (Piranha) có răng cực khỏe và sắc tấn công cá rồng Arapaima vùng Amazon, nhưng đã không thể xuyên qua 2 lớp vảy để hạ ngục cá rồng.
Vảy cá rồng giống như một miếng vải dệt có lớp laminate chịu lực linh hoạt
Các nhà nghiên cứu cho biết, vảy cá rồng có cấu tạo rất đặc biệt. Bên ngoài vảy cá rồng là một lớp khoáng vật liệu sinh học, còn bên trong có các sợi collagen đàn hồi, tạo thành một lớp laminate chịu lực linh hoạt, gần giống như một miếng vải dệt.
Nghiên cứu trên sẽ mở ra bí mật để sản xuất các loại vật liệu có độ bền chịu lực cao như vật liệu chống đạn, găng tay chống đâm thủng, kính an toàn và CD có độ bền cao.
Ở Canada, các nhà khoa học đang chế tạo các vật liệu mới, lấy cảm hứng từ vẩy cá bass, có thể tạo ra cánh máy bay có khả năng thay đổi hình dạng, đĩa CD, thiết bị y sinh và kính bảo hộ an toàn. Họ hi vọng sẽ kết hợp với nghiên cứu vảy cá rồng để tạo ra một loại vật liệu hỗn hợp bền hơn.
Theo Xã luận