Nhóm nghiên cứu thuộc viện Khoa học vật liệu đã nảy ra ý tưởng biến bùn đỏ thành các loại vật liệu có ích phục vụ xã hội.
Theo đó, bùn đỏ sau khi được xử lý qua nhiệt, lọc rửa để loại bỏ các tạp chất và các hợp chất gây độc được đem sấy khô, nghiền mịn, trộn phụ gia kết dính, tạo hình và đưa vào máy ép để cho ra sản phẩm.
Bùn thải gây ảnh hưởng đến đời sống người dân ở Cao Bằng. (Ảnh bee.net.vn)
Nhóm nghiên cứu đã cho ra đời nhiều sản phẩm hữu ích như vật liệu hấp phụ, vật liệu keo tụ dạng phèn chua, vật liệu dùng trong xây dựng như: bê tông khí có tỉ trọng thấp, gạch bloc, chất kết dính vô cơ dạng xi măng, một số phụ gia làm đường giao thông…
Th.S Nguyễn Quý Thép, Phân viện các nguyên tố hiếm (viện Khoa học vật liệu) cho biết, nếu được đầu tư nghiên cứu sâu, triển khai rộng rãi chắc chắn đây sẽ là nguồn nguyên liệu lớn cạnh tranh và thay thế những loại vật liệu khi mà giá cả của chúng đang ngày càng gia tăng.
Theo quy hoạch về khai thác bauxite tại Tây Nguyên hiện nay thì đến năm 2015 mỗi năm Việt Nam sẽ sản xuất khoảng 7 triệu tấn alumin tương ứng với việc thải ra môi trường khoảng 10 triệu tấn bùn đỏ. Nếu tính đến năm 2025 thì con số này là 15 triệu tấn alumin tương đương với 23 triệu tấn bùn đỏ thải ra.
Theo Đất Việt