Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã dùng tia phát quang ATP để soi chiếu số lượng vi khuẩn trên các dụng cụ thường xuyên tiếp xúc với con người như: dao cạo râu, bồn cầu, khăn tắm, bàn chải đánh răng, khẩu trang, chăn gối, mũ, bàn phím máy vi tính…
Kết quả thật đáng kinh ngạc, dao cạo râu của nam giới đứng đầu danh sách, với hơn 1,2 triệu vi khuẩn, nhiều gấp 126 lần số vi khuẩn ở bồn cầu. Tiếp đó là khẩu trang, với hơn 300.000 vi khuẩn, nhiều gấp 32 lần bồn cầu, vi khuẩn trên bàn chải đánh răng là 250.000, còn bồn cầu chỉ chứa hơn 100.000 vi khuẩn.
Sở dĩ trên dao cạo râu chứa nhiều vi khuẩn đến vậy là do nhiều vi khuẩn trên biểu bì da bong ra khi bị cọ sát, lớp vi khuẩn này tích lũy lâu ngày, cộng thêm môi trường phòng tắm ẩm thấp tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi.
Nếu trên da có mụn trứng cá, hay bất kỳ vết thương ngoài ra nào khi cạo râu các vi khuẩn lập tức tấn công gây ra tình trạng viêm loét da. Kể cả trong điều kiện bình thường, khi sử dụng dao cạo râu lâu ngày không vệ sinh sạch sẽ, một lượng lớn vi khuẩn có cơ hội bám trên da và xâm nhập vào cơ thể.
Các chuyên gia khuyên rằng nếu nhà tắm thường xuyên ẩm ướt, không nên để rao cạo râu, bàn chải đánh răng, khăn tắm…ở bên trong, mà hãy để chúng ở nơi cao ráo, thoáng khí, tuyệt đối không để gần bồn cầu hoặc bồn rửa mặt.
Nên vệ sinh dao cạo râu cũng như các dụng cụ vệ sinh cá nhân khác thường xuyên, tốt nhất là ngay sau khi sử dụng, sau đó để chúng ở những nơi thoáng mát sẽ hạn chế phần nào ảnh hưởng của vi khuẩn.
Theo Dân Trí