Vì sao chúng ta cảm thấy tội lỗi?

Vì sao chúng ta cảm thấy tội lỗi?

Tội lỗi đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi xã hội. Cảm giác lo lắng trong lòng thường đóng vai trò như là động cơ thúc đẩy chúng ta cố gắng chuộc lỗi. Tuy nhiên, các nhà tâm lý khó có thể đồng ý với nhau về chức năng của mối xúc cảm phức tạp này.

Một mặt, cảm giác trừng phạt của tội lỗi có thể ngăn bạn lặp lại hành vi có xu hướng vi phạm trong tương lai mà các nhà tâm lý học gọi là “động cơ rút lui.” Ngược lại, các nhà nghiên cứu xem chức năng của tội lỗi trong một bối cảnh thuộc xã hội giúp hành vi con người phù hợp với các chuẩn mực về đạo đức của cộng đồng họ. Quan điểm này nhấn mạnh một trải nghiệm về xúc cảm tích cực hơn và có liên hệ với “động cơ tiếp cận.”

Một nghiên cứu mới trong số ra tháng Sáu của Tạp chí Khoa học về Tâm lý học do Hội Khoa học về Tâm lý học xuất bản, nhà tâm lý học David M. Amodio thuộc trường Đại học New York và các cộng sự Patricia G. Devine và Eddie Harmon-Jones tìm cách kết hợp hai nhóm lại với nhau. Các nhà nghiên cứu tin rằng tội lỗi ban đầu có liên hệ với động cơ rút lui, sau đó chuyển sang hành vi có động cơ tiếp cận khi một cơ hội để chuộc lỗi xuất hiện. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu tìm cách phân tích các vấn đề này về chức năng của tội lỗi trong bối cảnh giảm thành kiến về chủng tộc.

Vì sao chúng ta cảm thấy tội lỗi?

Cuộc nghiên cứu mới cho thấy rằng tội lỗi ban đầu có liên hệ với động cơ rút lui, sau đó chuyển sang hành vi có động cơ tiếp cận khi một cơ hội để chuộc lỗi xuất hiện. (Ảnh: iStockphoto/Angel Herrero de Frutos)

Để kiểm tra lý thuyết của họ, các nhà nghiên cứu đã cho những người tham gia xem hình những khuôn mặt của người Da trắng, người Da đen, hay người châu Á trong khi theo dõi hoạt động não của họ bằng cách dùng phương pháp đo điện não đồ. Sau đó, thông tin đến những người tham gia các số điểm được ngẫu nhiên hóa nhằm cho họ biết rằng họ phản ứng tích cực hay tiêu cực với các khuôn mặt của người Da trắng, người Da đen, hay người châu Á.

Sau khi nhận được thông tin phản hồi cho thấy, họ đã phản ứng tiêu cực với các khuôn mặt của người Da đen, các đối tượng trên được cho biết tăng lên đáng kể cảm giác tội lỗi, lo lắng và buồn bã. Sự gia tăng về cảm giác tội lỗi lớn hơn sự thay đổi trong bất kỳ xúc cảm nào khác. Những lời tường thuật của họ được phương pháp đo điện não đồ xác nhận lại, phương pháp này cho thấy việc giảm đáng kể tính không đối xứng bên trái trán sau khi phản hồi. Một lượng lớn tài liệu cho rằng tính không đối xứng bên trái tương ứng với động cơ tiếp cận. Vì thế, trong trường hợp này, những người tham gia ban đầu có cảm giác như bị trừng phạt bởi tội lỗi hay nói đúng hơn là động cơ rút lui.

Những người tham gia sau đó hoàn thành một nghiên cứu khác mà trong đó họ đọc nhiều đầu đề tạp chí khác nhau. Rải rác trong các tiêu đề để lấp chỗ trống có ba tiêu đề nói đến việc giảm thành kiến (“Cải thiện tương tác giữa các chủng tộc,” “10 cách giảm thành kiến trong đời sống hàng ngày,” và “Những cách để loại bỏ sự phân biệt chủng tộc của chính bạn trong thiên niên kỷ mới”). Những người tham gia được cho biết là họ phản ứng tiêu cực với những khuôn mặt của người da đen đã biểu lộ sự thay đổi lớn về bên trái trong hoạt động của vỏ não ở trán trong khi đọc các tựa đề liên quan đến việc giảm thành kiến cho thấy động cơ tiếp cận.

Vì thế, khi các đối tượng được cho cơ hội để chuộc lại tội lỗi, các cảm giác tội lỗi của họ dự đoán cho sự quan tâm của họ về hành vi làm giảm thành kiến. Trước đây, xúc cảm được xem là các trạng thái cảm giác tương đối ổn định, cơ bản. Nghiên cứu của Amodio đưa ra một ý tưởng mới về xúc cảm đóng vai trò thúc đẩy năng động nhằm để điều chỉnh hành vi. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng, tuy cảm thấy tồi tệ nhưng cảm giác tội lỗi đóng một vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh những thay đổi về hành vi được xã hội chấp nhận và nghiên cứu của Amodio còn chứng minh những hiệu quả này trong bối cảnh giảm thành kiến về mặt chủng tộc.

Kim Tuyến

 

Theo Sciencedaily, Sở KH & CN Đồng Nai