Vì sao con người có xu hướng nói chuyện với vật nuôi, đồ vật?

Một nghiên cứu khoa học gần đây đã giải thích lý do vì sao con người có khuynh hướng nói chuyện với các vật thể hay động vật. Phương pháp giao tiếp có phần hơi kỳ lạ này liên quan đến trí thông minh xã hội.

Một trong những yếu tố khiến con người có khả năng nhân hóa con vật, cây cối, vật liệu… là nhờ vào khả năng nhận diện và tìm kiếm khuôn mặt ở bất kì đâu. Đây là khả năng độc đáo của con người.

Tiến sĩ Nicholas Epley, Giáo sư về khoa học hành vi tại Đại học Chicago và là chuyên gia nhân học, phát biểu trên Quartz: “Từ xưa đến nay, người ta vẫn cho khả năng nhân hóa là dấu hiệu của sự trẻ con hay ngu ngốc. Nhưng đây là một sản phẩm của tự nhiên khiến con người trở thành những sinh vật thông minh nhất trên Trái đất.

Không giống loài nào khác có được khả năng này. Dù có nhận ra hay không thì con người vẫn luôn nhân hóa các vật thể và sự kiện mọi lúc”.

Nhiều người có sở thích nói chuyện với thú nuôi (Ảnh: Dailymail).

Hình thức nhân hóa phổ biến nhất là gán tên người cho các đồ vật. Có 3 lý do tự nhiên khiến con người làm như vậy.

Thứ nhất, con người gặp khó khăn khi nhìn thấy những khuôn mặt ở khắp mọi nơi. Thứ hai, con người thường tập trung trí óc vào những thứ mình thích và cuối cùng là vì con người có xu hướng nhân hóa những thứ họ không thể dự doán được.

Chúng ta thường gặp khó khăn khi nhìn thấy các khuôn mặt. Tuy nhiên, bản năng này giúp chúng ta phân biệt bạn bè với những kẻ có khả năng gây hại cho ta. Đôi khi, bản năng này trở nên rất mạnh mẽ khiến chúng ta nhìn thấy khuôn mặt trong các vật thể – gọi là pareidolia.

Điều này phổ biến đến mức đã từng có một tài khoản Twitter chuyên chia sẻ hình ảnh khuôn mặt nhìn thấy trong các vật thể. Tài khoản này có đến 561.000 người theo dõi.

“Mắt giả” là một cái bẫy mà chúng ta thường mắc phải. Chúng lừa dối ta bằng cách cho chúng ta nhìn thấy những thứ không hề tồn tại trong tâm trí.

“Vì là thành viên của một giống loài có tính xã hội cao nhất hành tinh nên con người rất mẫn cảm với đôi mắt, bởi vì đây là “cánh cửa sổ” để ta nhìn vào tâm trí người khác”, Tiến sĩ Epley nói.

Ví dụ về việc tìm thấy khuôn mặt trong vật thể được thấy trong bộ phim Castaway do Tom Hanks thủ vai, được công chiếu vào năm 2000.

Trong bộ phim, nhân vật của Hanks đã vẽ hình một khuôn mặt trên quả bóng đá và đặt tên cho nó là Wilson. Anh ấy nói chuyện suốt ngày với “khuôn mặt trong trái bóng” và hai người họ càng ngày càng trở nên thân thiết.

Những nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, các vật thể có những thứ trông giống như con mắt sẽ khiến con người có cảm giác bị theo dõi. Một thí nghiệm thực hiện năm 2010 tại Trường đại học Newcastle cho thấy:

Khi nhóm nghiên cứu đặt một tấm áp phích có hình đôi mắt ở quán cà phê của trường đại học thay vì tấm áp phích hoa, thì tình trạng xả rác của sinh viên giảm xuống một nửa.

Một lý do khác khiến con người nhân hóa các vật thể là vì chúng ta có khuynh hướng gán những ý nghĩ vào thứ chúng ta thích. Điều này có ảnh hưởng đến các cuộc tranh luận chính trị về các vấn đề như phá thai và bảo vệ quyền của động vật.

Ở đây người ta đặt câu hỏi, liệu những bào thai hay động vật (được nhân hóa) có cảm nhận được mọi thứ xung quanh như cách con người bình thường đang cảm nhận hay không?

Một nhóm nghiên cứu cũng cho biết, khi được cho xem hình ảnh của động vật trưởng thành và động vật còn non, mọi người thích những vật nuôi còn nhỏ hơn. Có nhiều khả năng, họ sẽ nhân hóa chúng và đặt tên, nói chuyện với chúng.

Thậm chí có một số người còn cho rằng ô tô cũng biết suy nghĩ. Một cuộc khảo sát với 900 thính giả của chương trình NPR cho thấy, những người yêu quý chiếc xe hơi của họ đều cho rằng chúng có suy nghĩ và cách hành xử như con người.

Mặc dù các nghiên cứu không chứng minh được rõ ràng mối liên hệ giữa việc nhân hóa và trí thông minh xã hội nhưng chúng cũng đưa ra những bằng chứng để các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Epley lại phát biểu rằng, mối liên hệ giữa trí thông minh xã hội và khuynh hướng nhân hóa ở con người có thể rất mạnh mẽ.

Bởi vì con người càng tham gia vào việc gán tư duy cho các đồ vật thì con người càng thành công hơn trong việc giải thích những ý nghĩ. Và quá trình này làm trí thông minh xã hội của chúng ta được cải thiện một cách mạnh mẽ và nhanh chóng nhất.

 

Theo Soha