Vì sao những vũ công ballet không bị chóng mặt dù xoay liên tục tới 32 vòng?

Vì sao những vũ công ballet không bị chóng mặt dù xoay liên tục tới 32 vòng?

Trong múa ballet có động tác fouette – động tác xoay liên tục 32 vòng. Tuy nhiên, liệu họ có bao giờ thấy chóng mặt không? Nếu không thì tại sao?

Những vũ công ballet luôn làm khán giả say đắm trước những động tác xoay vòng điệu nghệ và đầy cuốn hút trên sân khấu.

Nhưng làm thế nào mà những vũ công này có thể vẫn đứng vững không chút chóng mặt sau khi trải qua những động tác xoay vòng như vậy? Liệu có phải họ không khác chúng ta hay còn có một bí ẩn nào khác?

Tại sao chúng ta bị chóng mặt?

Để hiểu rõ tại sao những vũ công ballet không bị chóng mặt, trước hết chúng ta cần hiểu rõ tại sao chúng ta bị chóng mặt.

Chóng mặt được kiểm soát bởi một loại chất lỏng có tên gọi “nội dịch” (endolymph) nằm bên trong tai của bạn.

Vì sao những vũ công ballet không bị chóng mặt dù xoay liên tục tới 32 vòng?
Chóng mặt được kiểm soát bởi một loại chất lỏng có tên gọi “nội dịch”.

Khi bạn xoay, những nội dịch sẽ chuyển động và từ đó kích thích tế bào thần kinh cảm giác, khiến chúng mang thông điệp tới não để cho não bạn biết rằng đầu bạn đang xoay về hướng nào.

Ngay cả khi bạn dừng lại, những nội dịch này vẫn tiếp tục chuyển động và kích thích tế bào thần kinh cảm giác của bạn trong khoảng thời gian ngắn sau đó, khiến não bạn lầm tưởng rằng bạn vẫn đang xoay trong khi thực sự bạn đã dừng lại rồi, dẫn tới cảm giác chóng mặt.

Đó là với người thường, vũ công thì khác…

Trên thực tế, khác với chúng ta, não bộ của những vũ công ballet hay trượt băng nghệ thuật đã thay đổi để có thể thích nghi tốt hơn với môn nghệ thuật này.

Vì sao những vũ công ballet không bị chóng mặt dù xoay liên tục tới 32 vòng?
Não bộ của những vũ công ballet hay trượt băng nghệ thuật đã thay đổi để có thể thích nghi tốt hơn với môn nghệ thuật này.

Đối với những người bình thường, chúng ta thường có một sự cân bằng nhất định giữa nhận thức và phản xạ.

Còn với các vũ công, họ không dựa nhiều vào phản ứng của não bộ mà dựa vào chính phản xạ của bản thân để có thể thực hiện được những động tác xoay vòng điệu nghệ như vậy.

Khi so sánh sự khác biệt giữa cấu trúc não của vũ công với những người bình thường, vùng tiểu não xử lý những tín hiệu thần kinh đến từ tai của vũ công thường nhỏ hơn những người bình thường khác.

Và nếu như vũ công càng chuyên nghiệp, thì vùng tiểu não này lại càng nhỏ, từ đó dòng chảy tín hiệu thần kinh từ tai lại càng giảm đi, giúp cho vũ công càng có khả năng chống được sự chóng mặt.

Vì sao những vũ công ballet không bị chóng mặt dù xoay liên tục tới 32 vòng?
Để làm chủ được kỹ năng này bạn cần tuân theo khá nhiều bước nghiêm ngặt.

Nhưng đó cũng chỉ là một phần của vấn đề

Vì việc thích nghi ở não bộ chỉ là một phần của vấn đề. Để có được sự thích nghi này, các vũ công sẽ phải sử dụng một mẹo nhỏ, liên quan đến kỹ thuật nhìn. Đây là kỹ thuật tập trung nhìn liên tục vào hai điểm cụ thể ở phía trước và phía sau bạn khi đang xoay.

Nhưng để làm chủ được kỹ năng này bạn cần tuân theo khá nhiều bước nghiêm ngặt, ví dụ như không đột ngột dừng lại, giữ cho đầu ổn định, rồi nâng dần giới hạn xoay theo thời gian… Đây là những kỹ năng sẽ tốn khá nhiều thời gian, và thường chỉ có những vũ công ballet mới có ý định luyện “bộ môn” này.

 

Theo Trí Thức Trẻ