Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Miền Bắc nước ta có mùa đông lạnh khác thường, còn miền Nam lại có mùa khô kéo dài sâu sắc. Có được những nét độc đáo đó là do:

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới.Hoạt động mạnh mẽ của gió mùa, tác động của biển Đông đã mang đến cho nước ta lượng mưa và độ ẩm dồi dào.

Vì vậy nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới. (Ảnh minh họa).

Tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu nước ta thể hiện:

Vị trí địa lí nước ta:

Điểm cực Bắc gần chí tuyến (230 23’ B).
Điểm cực Nam cách xích đạo không xa (80 34’ B).
Nước ta nằm trọn trong vùng nhiệt đới của nữa cầu Bắc.

Do ví trí địa lí như vậy, nên bất kì nơi nào trên lãnh thổ nước ta một năm có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, khiến cho lãnh thổ nước ta ở đâu cũng nhận được lượng nhiệt lớn. Vì thế hằng năm cả nước đều nhận được lượng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ quanh năm dương, nhiệt độ trung bình năm cao trên 200c (trừ vùng núi cao), nhiều nắng.

Nước ta là một bán đảo, nằm bên bờ biển Đông (thuộc Tây Thái Bình Dương). Nhờ tác động của biển đông, cùng các khối khí xuất phát và vượt qua các vùng biển nóng-ẩm khác nhau, khi đến nước ta lại gặp các địa hình chắn gió và các nhiễu động của khí quyển nên đã tạo ra mưa lớn, lượng mưa trung bình từ 1500-2000mm/năm. Những nơi có sườn núi đón gió biển hoặc núi cao-lượng mưa tới 3500-4000mm/năm. Độ ẩm không khí tương đối cao trên 80% (trừ một số vùng khuất gió như: Tây Nghệ An, cực Nam Trung Bộ, có độ ẩm kém hớn).

Nhờ có chế độ nhiệt-ẩm phong phú nên nước ta có rừng cây xanh quanh năm. Canh tác mỗi năm 2-3 vụ,…

Nhưng nhiệt – ẩm cao cũng mang đến nhiều dịch bệnh, nấm mốc, vv….cho cây trồng, vật nuôi và đời sống con người.

 

Theo thpthamthuanbac.edu.vn