Vì sao phụ nữ dễ mất ngủ khi đến kỳ “đèn đỏ”?

Vì sao phụ nữ dễ mất ngủ khi đến kỳ 'đèn đỏ'?
Một trong những rắc rối khó chịu nhất khi người phụ nữ bước vào kỳ kinh nguyệt gặp phải chính là việc cơ thể mệt mỏi, dẫn đến chứng khó ngủ vào ban đêm.
Hiệp hội giấc ngủ quốc tế cho biết, 23% phụ nữ bị ảnh hưởng tới giấc ngủ khi đang trong kỳ “đèn đỏ”. Dưới đây là 6 nguyên nhân chính khiến phụ nữ thường xuyên mất ngủ khi đang ở trong kỳ kinh nguyệt và cách đối phó với chúng.
1. Nhiệt độ cơ thể bạn tăng lên trong quá trình diễn ra kỳ kinh nguyệt 
Nhiệt độ cơ thể bạn sẽ tăng lên trong kỳ kinh nguyệt. Điều này có thể khiến bạn khó chịu vì nhiệt độ cơ thể thấp hơn là một trong những nguyên nhân sinh học chính giúp cho bạn cảm thấy buồn ngủ. Do đó khi nhiệt độ cơ thể lên cao hơn, bạn chắc chắn sẽ thấy khó ngủ.
Để khắc phục, bạn nên để phòng ngủ của mình lạnh hơn vào buổi tối hoặc bạn có thể đi tắm nước ấm giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể.
Vì sao phụ nữ dễ mất ngủ khi đến kỳ 'đèn đỏ'?
2. Tâm trạng thất thường khiến bạn cảm thấy lo lắng, chán nản
Kỳ kinh nguyệt thường liên quan đến sự thay đổi tâm trạng. Nguyên nhân được lý giải là bởi các kích thích tố như estrogen và progesterone sẽ bị giảm ngay trước khi bạn bước vào kỳ “đèn đỏ”, làm cho bạn có những cảm xúc tiêu cực hơn bình thường. Sự lo lắng, trầm cảm sẽ khiến bạn khó ngủ hơn vào ban đêm.
Để khắc phục điều này, bạn có thể thử thở sâu, ngồi thiền hoặc tập yoga nhằm thư giãn trước khi đi ngủ.
3. Buồn nôn, khó tiêu và các vấn đề khác về dạ dày 
Bạn có thể gặp phải chứng rối loạn tiêu hóa trong thời kỳ kinh nguyệt như khó tiêu, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Tất cả đều có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn vào ban đêm.
Cách khắc phục tình trạng này là hãy loại bỏ thói quen ăn uống quá nhiều trước khi đi ngủ. Thay vào đó, hãy thử dùng những món ăn nhẹ có thể giúp bạn ngủ ngon như bánh mì nướng hoặc cơm trắng.
4. Chuột rút, đau đầu và đau nhức cơ bắp 
Đối với nhiều phụ nữ, khi đến kỳ “đèn đỏ”, họ có thể sẽ thường xuyên gặp phải hiện tượng chuột rút và đau nhức các cơ. Nếu không tìm cách điều trị, những cơn đau này có thể khiến họ không thể thoải mái và không thể ngủ nổi.
Để khắc phục tình trạng này, hãy thử thay đổi tư thế ngủ, kê thêm, bỏ bớt gối hoặc sử dụng một miếng đệm lót nóng nhằm làm giảm bớt áp lực. Bạn cũng có thể dùng thuốc giảm đau nhưng đừng lạm dụng nó.
Riêng với chứng đau đầu, một lượng nhỏ caffeine có thể sẽ rất hữu ích, tuy nhiên bạn cũng cần chú ý không dùng quá nhiều.
5. Giảm hormone gây buồn ngủ
Trong suốt kỳ kinh nguyệt, mức độ hormone progesterone trong cơ thể sẽ giảm xuống đáng kể. Điều này sẽ gây khó ngủ vì progesterone được coi là một loại hormone gây buồn ngủ, có tác dụng an thần nhẹ. 
Để hạn chế chứng mất ngủ vào những ngày này, các chị em nên tránh sử dụng caffeine trước khi đi ngủ vài giờ đồng hồ. 
Thụy Du 
Dịch theo HTP

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.