Vì sao trẻ sơ sinh hay bị nấc? Hướng dẫn chữa trị cho bé

0
103
Vì sao trẻ sơ sinh hay bị nấc? Hướng dẫn chữa trị cho bé

Trẻ bị nấc | Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc và hướng dẫn hữu ích.

[box type=”shadow” align=”aligncenter” ]Chào bác sĩ, hiện bé trai nhà tôi tôi đã được 16 ngày tuổi. Mỗi khi thay bỉm hay sau khi tắm xong, cháu thường bị nấc. Rất mong được bác sĩ cho biết nguyên nhân và hướng dẫn cách làm để cháu khỏi nấc. (Thanh Lan)[/box]

Trả lời:

Đầu tiên, các bậc phụ huynh nên biết nấc chỉ là một hiện tượng hay gặp ở trẻ nhỏ trong 3 tháng đầu đời. Đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường.

Nguyên nhân:

Do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành, làm cho khí hít vào bị ngưng lại đột ngột, thanh môn của trẻ bất ngờ đóng kín lại. Nấc thường kéo dài vài phút, diễn ra vài lần trong một ngày. Có thể nói cách khác, nấc là phản xạ của thần kinh phế vị được hình thành từ trong bào thai để chuẩn bị vận hành các cơ hô hấp cho việc thở ngay sau khi trẻ được sinh ra.

Ngay cả những trẻ sơ sinh khoẻ mạnh đều có thể bị nấc và vào bất cứ lúc nào, nhất là sau sinh. Hiện tượng này sẽ giảm dần sau một tuổi. Nấc thường xảy với trẻ trong các trường hợp sau: sau khi ăn, thay đổi tư thế, khi bị nóng, lạnh…. Nếu trẻ bị nấc mỗi ngày vài lần, mỗi lần 3 phút là bình thường không cần khám và điều trị gì, dần dần tình trạng này sẽ hết.

Như vậy con bạn trong tháng đầu bị nấc là hiện tượng bình thường ở trẻ sơ sinh, bạn không nên quá lo lắng nhé.

Bác sỹ Mummybear

[box type=”shadow” align=”aligncenter” ]Bé nhà tôi đã được 27 tháng tuổi nhưng cứ mỗi lần cười là bị nấc . như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của cháu khong? Xin Bác sĩ tư vấn giúp! Tôi xin cảm ơn! (Kieu Linh)[/box]

Trả lời:

Hiện tượng này được lý giải do: cơ hoành co thắt đột ngột, ngay khi cơ hoành co thắt, nắp thanh quản (nắp đóng đường dẫn khí để tránh cho thức ăn, thức uống rơi vào phổi) đóng lại tạo nên tiếng “hic”/”hức”/”ức”…. Nấc có thể tự nhiên xuất hiện hay xảy ra khi: trẻ nhỏ vừa cười vừa ăn hoặc vừa cười vừa uống…

Ai cũng từng bị nấc, tuy nhiên, hiện tượng này lại hay xảy ra ở trẻ nhỏ. Bạn có biết, ngay cả khi em bé còn ở trong bụng mẹ, bé đã bị nấc cục trước khi bé biết thở rồi không? Vậy, nấc là một hiện tượng trong quá trình phát triển của trẻ và nó lại tiếp tục xảy ra khi mà trẻ không cần tới nó nữa, nếu con bạn chưa từng một lần nấc thì bạn nên đặt một câu hỏi nghiêm trọng cho chúng tôi.

Các bạn không nên lo lắng quá khi trẻ nấc nhiều lần khi ăn, mẹ nên tiếp tục cho trẻ ăn bình thường và cơn nấc sẽ dần hết đi, trẻ sẽ không bị sặc sữa vì nắp thanh quản sẽ bảo vệ đường thở khi trẻ nấc và sữa sẽ không có đường xuống phổi.

Khi trẻ bị nấc, các mẹ hãy bình tĩnh thao tác một số mẹo nhỏ dưới đây (M88):

[box type=”note” align=”aligncenter” ]Tổng hợp các cách trị nấc cho trẻ sơ sinh[/box]

Bế em bé lên rồi dùng ngón tay trỏ gãi nhẹ lên môi hoặc mang tai của bé khoảng 45-60 cái, nếu trẻ khóc được thì sẽ khỏi nấc nhanh hơn vì lúc đó thần kinh thực quản giãn ra, triệu chứng nấc sẽ biến mất.

Ủ ấm, sưởi ấm cho trẻ cũng là một cách mà dân gian để lại khá hữu nghiệm.

Bạn có thể dùng hai ngón tay trỏ nhét chặt hai lỗ tai của trẻ chừng nửa phút; hoặc dùng ngón trỏ và ngón cái bóp kín hai cánh mũi, đồng thời khép kín miệng trẻ lại trong vòng 2-3 giây, rồi nghỉ 2-3 giây và lặp lại 15-20 lần.

Một cách đơn giản nhất chữa nấc là vỗ nhẹ trên lưng bé, vỗ nhẹ nhàng và dứt khoát. Điều này giúp bé ợ hơi và hết nấc. Hoặc, cho bé uống từng hớp nước nhỏ để ngừng cơn nấc.

Với bé đến tuổi ăn dặm, đặt một ít đường trên lưỡi giúp bé chữa nấc. Vị ngọt của đường làm sao lãng các dây thần kinh và ngăn chặn chúng co thắt.

Thay núm vú bình sữa: nếu núm vú quá lớn, tức là bé nuốt phải nhiều không khí khi bú. Sữa sẽ chảy nhỏ giọt khi dốc ngược bình sữa thay vì chảy ồ ạt là đảm bảo núm vú phù hợp.

Dùng mật ong để chữa nấc cũng là một phương pháp tốt. Lấy khăn sữa nhỏ của bé hoặc cái đánh tưa dành cho trẻ sơ sinh, quấn vào ngón tay trỏ, chấm một ít mật ong rồi đưa vào miệng của bé. Cách này còn giúp bé hết tưa lưỡi nữa nhé các mẹ.

Có nhiều người chữa “mẹo” từ dân gian để lại: lấy cuốn chiếu hoặc một mẩu giấy dán lên trán giữa đầu trong lông mày cũng làm trẻ hết nấc. ^^

Lưu ý:

Nếu con bạn bị nấc liên tục trong 3 giờ đồng hồ thì nên đưa tới bác sĩ khám và tìm nguyên nhân nấc để được can thiệp sớm.

Hy vọng với 8 cách chữa nấc cho trẻ em sơ sinh ở trên sẽ giúp các bà mẹ yên tâm đối phó trong mọi trường hợp khi bé bị nấc.

2

18 bình luận

Hoàng Nguyễn Huy Đại ·

Nhân viên kinh doanh tại Hà Nội

Bài viết hay và hữu ích.

8 Tháng 4 2014 3:47

Tâm Vtm ·

THPT Tien Lu

mẹ Minh Hoa Vũ Thị này

22 Tháng 7 2014 22:33

Đỗ Gia Linh

Mẹo chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh đơn giản hiệu quả

1. Uống nước hoặc bú sữa là giải pháp tốt nhất để chữa nấc cho bé.
Nước được coi là một trong những giải pháp tốt nhất và kịp thời để chữa nấc. Tạm ngưng hơi thở của bạn và uống một vài ngụm nước. Khi nước đi xuống cổ họng, thở ra từ từ. Uống nước từ từ để tránh bị sặc, ho. Để chữa nấc cụt cho bé bạn có thể cho bé bú sữa hoặc chút nước.

2.Làm cho bé khóc:
dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé nhiều lần hoặc làm cho bé khóc. Cách này sẽ làm thần kinh thực quản của bé giãn ra, làm mất triệu chứng nấc
3. Vỗ lưng cho bé
Cách đơn gi…Xem thêm

1 · 11 Tháng 8 2014 6:04

Đỗ Gia Linh

Cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh rất hay nấc cụt, nhiều lúc đi kèm với trớ sữa. Hiểu được nguyên nhân, bạn có thể đưa ra cách xử trí phù hợp khi trẻ nấc.
Nấc cụt là một triệu chứng của hiện tượng khí xông ngược phía trên, đặc trưng là âm thanh ở giữa cổ họng liên tục không ngừng, là một phản ứng do cơ thể bị kích thích gây nên. Do lục phủ ngũ tạng của trẻ sơ sinh mềm yếu, khí chưa đầy đủ, ngực, cơ hoành phát triển vẫn chưa hoàn thiện, một khi bị một nguyên nhân nào đó kích thích phần ngực, cơ hoành và các vùng lân cận bụng, tín hiệu kích thích này sẽ truyền gửi đến khu trung tâ…Xem thêm

1 · 11 Tháng 8 2014 6:05

Đỗ Gia Linh

6 mẹo nhỏ đơn giản chữa nấc cụt hiệu quả cho bé các mẹ nên biết
Tags: đặc biệt là, trẻ sơ sinh, sự co thắt, nấc cụt, hiệu quả, có thể, đơn giản, cơ hoành, sức khỏe, bé, chữa, bạn, thở, mẹ
Nấc cụt là hiện tượng thường thấy ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Cơn nấc cụt thường vô hại và kéo dài không lâu, tuy không ảnh hưởng sức khỏe nhưng bé nấc quá lâu thường mệt, thở dốc hoặc làm nôn trớ. Nấc cụt do sự co thắt ngoài ý muốn của cơ hoành. Cơ hoành này nằm giữa ngực và bụng, giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc thở. Khi nó co thắt, dây âm thanh của bạn sẽ bị đóng lại rất nhanh gây ra âm thanh…Xem thêm

11 Tháng 8 2014 6:09

Tải thêm 1

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.