Đặt vòng là biện pháp tránh thai khá phổ biến và tiện dụng. Tuy nhiên, việc đặt vòng tránh thai không thể tùy tiện vì đây là loại dụng cụ khá kén người sử dụng. Vì vậy, trước khi quyết định đặt vòng tránh thai, chị em cần biết một số kiến thức dưới đây.
Các loại vòng tránh thai
Ở Việt Nam hiện nay, có 3 loại vòng tránh thai được sử dụng là vòng Multiload, TCu 380 và Mirena. Trong đó, vòng Multiload, TCu 380 là dùng phổ biến còn Mirena thì ít hơn.
Multiload
+ Các cành ngang cong mềm, giúp cho vòng giữ được vị trí trong tử cung.
+ Có nhiều cỡ.
+ Mềm dẻo dễ đặt.
+ Không gây tổn thương góc đáy.
+ Không rơi ra ngoài vì có răng cưa.
Vòng Multiload được sử dụng phổ biến.
Tcu 380A
+ Diện tích vòng đồng rất rộng, hiệu quả ngừa thai cao.
+ Vị trí đồng ở cao, số lượng đồng ở cành ngang giúp cho đồng phóng ra đến tận đáy tử cung, đảm bảo tốt cho sự ngừa thai.
+ Đặt vào và lấy ra dễ dàng.
TCu 380 có diện tích vòng đồng rộng.
Mirena
+ Mirena có progestin được phóng thích đều đặn tạo nên hiệu quả tránh thai cao hơn.
+ Mirena cũng có thể làm giảm đau bụng kinh hay các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung như đau vùng chậu, xuất huyết bất thường
+ Giá của vòng Mirena là khá cao so với mặt bằng chung.
Vòng Mirena hiệu quả tránh thai cao hơn.
Ưu điểm của vòng tránh thai
+ Hiệu quả tránh thai với tỷ lệ cao, có thể đạt được ngay sau khi đặt vòng hoặc cũng có thể kéo dài tới 5 năm.
+ Dụng cụ tương đối bền, thoải mái, dễ sử dụng và không tốn kém.
+ Làm giảm lượng máu mất khi hành kinh.
+ Giảm đau bụng kinh, giảm xuất hiện và phát triển u xơ tử cung
+ Không ảnh hưởng gì đến quá trình giao hợp giữa vợ và chồng.
Nhược điểm của vòng tránh thai
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, nếu sử dụng vòng tránh thai không đúng cách hoặc không theo hướng dẫn… sức khỏe của chị em sẽ bị tổn hại nghiêm trọng.
+Nhược điểm lớn nhất của vòng tránh thai là nguy cơ viêm vùng chậu, hiếm muộn, thai ngoài tử cung và tụt vòng. Nếu đặt vòng tránh thai đúng kỹ thuật, tỷ lệ tụt vòng trong 6 tháng đầu chỉ khoảng 3%
+ Nếu để vòng tránh thai quá hạn sử dụng (thường là 5 năm theo hạn của nhà sản xuất), chị em sẽ gặp những nguy cơ như: vòng gãy và xuyên thủng cơ tử cung, dính bầu, vì hiệu quả tránh thai của vòng hết hạn sẽ giảm đi hoặc không còn…
Sử dụng vòng tránh thai không đúng cách sẽ gây tổn hại sức khỏe cho chị em.
Những ai không nên đặt vòng?
Để đảm bảo sức khỏe, chị em nào rơi vào một trong những trường hợp sau thì tốt nhất nên chọn cách tránh thai khác.
+ Phụ nữ hút thuốc lá và trên 35 tuổi
+ Có những dị ứng của các tế bào ở cổ tử cung.
+ Bị thiếu máu hoặc bị xuất huyết, viêm nhiễm hay đông máu trong một thời gian dài hoặc các tình trạng rối loạn về máu khác.
+ Có thai hoặc nghi ngờ có thai.
+ Sau phá thai nhiễm trùng.
+ Đang bị viêm vùng chậu, bệnh lý lây truyền qua đường tình dục hoặc mắc các bệnh này trong vòng 3 tháng trước đây.
+ Viêm cổ tử cung mủ nhầy.
+ Bệnh lý ác tính đường sinh dục.
+ Dị tật bẩm sinh ở tử cung hay u xơ làm biến dạng lòng tử cung.
+ Xuất huyết đường sinh dục bất thường chưa được chẩn đoán và điều trị.
+ Đối với dụng cụ tử cung phóng thích nội tiết, chống chỉ định trong trường hợp ung thư vú.
+ Chưa có con vì viêm âm đạo.
+ Bị bệnh tim hoặc van tim có vấn đề.
Khi nào cần tháo vòng?
+ Muốn có thai.
+ Muốn dùng một phương pháp tránh thai khác.
+ Vòng tránh thai hết hạn (thường là 5 năm).
+ Viêm nhiễm đường sinh dục hay viêm vùng chậu cấp tính.
+ Rong kinh, rong huyết.
+ Đau bụng dưới nhiều, không đáp ứng với thuốc giảm đau.
+ Có thai trong khi vẫn đang đặt vòng.
+ Vòng tuột thấp hay nằm lệch trong buồng tử cung
*** Bài viết có tham khảo thêm tư vấn của BS Dương Phương Mai (Khoa KHHGĐ – BV Từ Dũ)
T. Ngọc
(Tổng hợp theo kidshealth & navering)
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.