Chuyến bay lên quỹ đạo trái đất của hai vệ tinh định vị do châu Âu chế tạo không thể diễn ra hôm nay do sự cố kỹ thuật.
>>> Nga phóng vệ tinh viễn thông của Mỹ lên vũ trụ
Tên lửa đẩy Soyuz trong sân bay vũ trụ tại Guiana, lãnh thổ
hải ngoại của Pháp tại Nam Mỹ, vào ngày 20/10.
BBC cho biết, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) quyết định hoãn vụ phóng hai vệ tinh định vị sau khi các kỹ sư phát hiện một lỗi kỹ thuật trong quá trình đưa nhiên liệu vào tên lửa Soyuz. Arianespace, công ty cung cấp tên lửa đẩy Soyuz, thông báo vụ phóng sẽ được hoãn trong ít nhất 24 giờ.
Vụ phóng vệ tinh định vị của châu Âu được thực hiện tại sân bay vũ trụ tại thành phố Sinnamary, Guiana. Nằm trong khu vực Nam Mỹ, Guiana là lãnh thổ hải ngoại của Pháp.
Từ trước tới nay tên lửa Soyuz chỉ đẩy vệ tinh và phi thuyền tại Nga và Kazakhstan. Đây là lần đầu tiên nó hoạt động bên ngoài phạm vi Liên Xô cũ.
28 vệ tinh nhân tạo còn lại trong hệ thống định vị toàn cầu Galileo sẽ được phóng trong vài năm tới. Tổng trị giá của 30 vệ tinh vào khoảng 7,2 tỷ USD. Theo kế hoạch, Galileo sẽ bắt đầu cung cấp một số dịch vụ vào năm 2014.
So với hệ thống định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ, hệ thống định vị toàn cầu Galileo của châu Âu được trang bị những đồng hồ nguyên tử có độ chính xác cao hơn. Đồng hồ nguyên tử được coi là “trái tim” của mọi hệ thống định vị vệ tinh. Về mặt lý thuyết, dữ liệu của Galileo sẽ chính xác hơn so với GPS. Sai số của GPS có thể lên tới 10m, trong khi sai số của Galileo sẽ chỉ từ một mét trở xuống.
Theo Vnexpress