Sau 2 năm Trung Quốc mới đưa ra bản báo cáo đầu tiên về hiện tượng tia sáng khổng lồ được nhìn thấy tại phía đông nước này ngày 12/8/2010.
Tia chớp khổng lồ này được ghi nhân trong một trận bão xảy ra tại Carolina năm 2009.
Những tia sáng tương tự trước đây chỉ được nhìn thấy từ những khu vực nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, còn tia sáng lần này lại xảy ra ở khoảng vĩ độ 35, cùng vĩ độ với khu vực phía nam của Tennessee, Mỹ.
“Đây là bản công bố đầu tiên mà Trung Quốc đưa ra” – nhà nghiên cứu chính Jing Yang, một nhà khoa học về khí quyển tại Học viện Khoa học Trung Quốc, ở Bắc Kinh, nói.
Các nhà khoa học đã quan sát được cơn bão rất tốt với sự giúp đỡ của nhiều công cụ máy móc, trong đó có cả dữ liệu từ radar Doppler và những bức ảnh thời tiết trong tần hồng ngoại của phóng xạ.
Tia sáng khổng lồ này đạt đỉnh ở độ cao 89km so với mặt đất, cao hơn rất nhiều so với vị trí cao nhất của đám mây mà radar Doppler đo được (là 17km).
Bà Yang cho biết nhóm nghiên cứu của bà có thể cũng đã thấy một tia chớp khổng lồ khác ở cùng khu vực, trong một cơn bão khác, nhưng họ cần kiểm tra lại.
Những tia chớp này thường có một vài hình dạng, chẳng hạn như màu vàng-đỏ, hoặc màu xanh.
Tia sáng khổng lồ đầu tiên được ghi nhận vào năm 2001, sau khi các nhà khoa học Mỹ nhìn thấy một tia sáng xanh kéo dài khoảng 70km, phía trên các đám mây tại trạm quan sát Arecibo ở Puerto Rico. Tia chớp này dài gấp đôi so với những tia chớp thông thường, khoảng 42km được ghi nhận trước đây.
Theo tạp chí Our Amazing Planet (Hành tinh kỳ diệu của chúng ta), hiện tượng này thường xuất hiện trên tầng đối lưu, tầng thấp nhất trong bầu khí quyển của Trái đất.
Dù chưa khẳng định chắc chắn được nguyên nhân của hiện tượng này, các nhà khoa học tin rằng hiện tượng này là do sự khác biệt trong tích tụ điện giữa tầng điện ly và những tầng khác trong bầu khí quyển.
“Nhiều người thắc mắc liệu những tia chớp khổng lồ này có đe dọa tàu vũ trụ, máy bay hay hành khách không. Và đây chính là lý do khiến những nghiên cứu về các tia sáng khổng lồ và các hiện tượng có liên quan đến chớp trong các trận bão lại trở nên quan trọng đến thế” – nhà nghiên cứu Gaopeng Lu thuộc đại học Duke nhận định.