Bạn đang yêu? Bạn muốn biết tình yêu say đắm đến mức nào? Nó có bền chặt để tiến đến hôn nhân hay hời hợt và có thể dẫn đến chia tay? Các nhà khoa học đã trả lời được những câu hỏi này nhờ kỹ thuật cắt lớp não (MRT).
Quan sát hoạt động não của một số tình nguyện viên đang trong thời kỳ yêu nhau tham gia thí nghiệm, một nhóm các nhà khoa học Mỹ do giáo sư Arthur Aron đứng đầu đã cố gắng dự đoán về tương lai tình yêu của một số cặp, liệu nó có đứng vững với thời gian hay “mỗi người một ngả” cho dù họ yêu nhau đã ba năm.
Hoạt động của bộ não phản ánh rất đúng tình cảm hai người dành cho nhau.
Họ đã dùng phương pháp chụp ảnh cắt lớp não để theo dõi hoạt tính của các nơron thần kinh của những người tình nguyện. Trên cơ sở những dữ liệu thu được, các nhà khoa học đã phán đoán được “sức mạnh của tình yêu” ở mỗi cặp để nhận định liệu giữa hai người có duy trì được mối quan hệ lâu dài.
Trong khi quét não, những tình nguyên viên được đề nghị nhìn chăm chú vào những tấm ảnh người yêu, tập trung suy nghĩ về mối tình của mình, về những lần gặp gỡ, những kỷ niệm bên nhau, những niềm vui khi ân ái (nếu có) và dự định mối quan hệ ấy sẽ phát triển ra sao.
Các nhà khoa học cho biết, ở những cặp yêu nhau đã lâu vào thời điểm này nhóm tế bào thần kinh trên não vùng “nhân đuôi” (tailed nuclear zone) hạt động mạnh hẳn lên (vùng này phản ứng xúc cảm với vẻ đẹp bên ngoài), trong khi vỏ não ổ mắt-trán (tham gia vào việc ra quyết định và hình thành các phán đoán) hoạt động rất yếu.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy ở những cặp tại thời điểm kiểm tra đang sống chung, trung tâm thoả mãn (chịu trách nhiệm về việc phát hiện ra những niềm vui, sự khoan khoái và hạnh phúc) hoạt động rất kém. Theo các nhà khoa học, hoạt động của khu vực này giảm có nghĩa là khu vực não bộ tạo ra những cảm giác hài lòng làm việc trì trệ.
Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu, sau cuộc khảo sát này 3 năm, chỉ có 3 trong 6 cặp vợ chồng là còn ở với nhau. Những phán đoán dựa trên kết quả quét não đều phù hợp với thực tế.