Bản đồ này thể hiện 203.186 trận động đất có cường độ từ 4.0 độ richter trở lên xảy ra từ năm 1898 tới năm 2003. Mỗi trận được đánh dấu bằng một con đom đóm với độ sáng tăng dần tỷ lệ thuận với cường độ.
Nhìn vào bản đồ có thể thấy đường kết nối các địa điểm xảy ra động đất mang vẻ mờ nhạt, chạy ngoằn ngoèo chia cắt các đại dương trên trái đất. Các trận động đất dọc theo những trung tâm lan toả có xu hướng nhẹ hơn. Trung tâm lan toả được nghiên cứu kỹ nhất, gọi là Đỉnh giữa Đại Tây Dương, phân đôi Đại Tây Dương, ở phía bên phải của bản đồ.
Hầu như mọi trận động đất xảy ra trong hơn 100 năm qua đều hiển thị trên bản đồ bắt mắt
Đường động đất ở Thái Bình Dương chạy qua mép phía đông của Thái Bình Dương, cắt một đường rộng ở ngoài khơi Nam Mỹ. Một trung tâm lan toả khác chạy qua Ấn Độ Dương và kéo lên Biển Đỏ.
Những vùng đới hút chìm, nơi các mảng địa tầng chồng lên nhau khiến một tầng chìm xuống dưới tầng kia và chìm vào lớp trong (manti) của trái đất – quá trình làm sinh ra những trận động đất lớn nhất trong lịch sử – hiện lên trên bản đồ như một dải đèn sáng trưng ở một thành phố tập nập của Mỹ.
Tác giả của bản đồ là John Nelson, nhà quản lý của công ty thể hiện dữ liệu IDV Solutions.
Bản đồ giúp hệ thống hoá lại tất cả những trận động đất xảy ra trong suốt một thế kỷ qua. Những dữ liệu này tuy không mới, nhưng lại được trình bày theo một cách cuốn hút, dễ hiểu, có thể trở thành công cụ hữu ích cho việc giảng dạy, nghiên cứu, theo dõi.
Theo Đất Việt