Xuất hiện nám da, coi chừng mắc u xơ thần kinh!

Thông tin đáng chú ý này được Tiến sĩ Ritu Lakhtakia, đại học Sultan Qaboos, Oman, Ả Rập cho biết trên tờ tạp chí Nhân văn Y tế ( Medical Humanities). Theo bà những hình ảnh mô tả về một số căn bệnh lại có phần giống hình ảnh của một số thực phẩm ta sử dụng hàng ngày và đây được coi là một cách để chuẩn đoán bệnh bằng hình ảnh thực tế.
Vết nám màu cà phê sữa chuẩn bệnh u xơ thần kinh
Vết bớt cà phê là hình ảnh da bị thâm nám giống màu cà phê. Đây được cho là dấu hiệu rõ ràng để nhận biết các bệnh như u xơ thần kinh.
Bệnh u xơ (sợi) thần kinh là u lành, không phải ung thư cũng không phải bệnh truyền nhiễm. Bệnh gây mất thẩm mỹ và có nguy cơ gây mất nhiều chức năng cho cơ thể khi các khối u thần kinh này nằm ở những vị trí quan trọng. Đây là bệnh di truyền trội trên nhiễm sắc thể do sự rối loạn nhiễm sắc thể của hệ thống thần kinh, tạo ra những khối u trên hệ thống thần kinh ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Có thể là trên da, xương, mô mềm và hệ thần kinh.
Hiện nay các nhà khoa học đã phát hiện có 2 dang u xơ thần kinh, dù là cùng một loại bệnh nhưng chúng lại có triệu chứng và mức độ nguy hiểm khác nhau. Đó là u xơ thần kinh type 1 (còn gọi là u xơ thần kinh ngoại biên) và u xơ thần kinh type 2(còn gọi là u xơ thần kinh song phương).
Vết bớt trông giống như vết loang của cà phê sữa
Phần lớn các khối u này thường xuất phát triển từ những vết nám, vết đốm hoặc tàn nhang có màu cà phê sữa trên da.
Đối với u xơ thần kinh type 1 thì những vết nám, tàn nhang này sẽ xuất hiện ở những chỗ nếp gấp của da như cạnh nách, háng, bụng. Những triệu chứng này xuất hiện khá sớm, ngay từ khi chúng ta còn nhỏ với khoảng hơn 6 đốm, vệt nâu nhỏ trên da, có màu cà phê sữa. Chúng sẽ nằm sâu dưới da và phát triển dần dần khi ta lớn lên.
Trong khi, u xơ thần kinh type 1 lại có biểu hiện từ lúc 2 tuổi hoặc dưới 5 tuổi. Thì tỉ lệ người mắc bệnh dạng u xơ thần kinh type 2 lại hiếm hơn và nặng hơn, do các khối u của dạng này thường là u thị giác, u tiền đình và bệnh không xuất hiện sớm từ nhỏ.
Các biểu hiện của type 2 không chỉ đơn giản là những vết nám màu cà phê sữa dưới da, các khối u sợi thần kinh lành tính dạng nốt dưới da nữa, mà còn gồm cả những khối u thần kinh trung ương như u thị giác, u tiền đình.
Đáng lưu ý là, ngoài việc chỉ gây tác hại đến thẩm mỹ, loại bệnh này còn có thể khiến bệnh nhân chậm biết đi, chậm biết nói, tầm vóc lùn, chậm phát triển trí tuệ, học kém, ngứa dữ dội, trì trệ tâm sinh lý… nếu mắc dạng u xơ thần kinh type 1. Và nếu mắc phải dạng u xơ thần kinh loại type 2, bệnh nhân còn có thể bị ù tai, nghe kém, chóng mặt, u thần kinh, u màng não, u tủy sống; đục thủy tinh thể sớm.
Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới vẫn chưa có một phương pháp đặc trị nào để điều trị bệnh u xơ thần kinh mà mới chỉ tiến hành điều trị khi bệnh đã phát triển rất lớn và nguy hiểm.
Điểm quả anh đào ở mắt – tắc động mạch võng mạc
Một “điểm quả anh đào” hình thành trong mắt khi mạnh máu chính bị tắc nghẽn
Một đốm đỏ hình thành trong mắt là kết quả của việc mạch máu chính cung cấp máu cho mắt bị tắc nghẽn cần đến sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Tắc động mạch võng mạc trung tâm là tình trạng khi mạch máu chính mang máu và oxy đến mắt bị tắc nghẽn. Đây là một tình trạng nguy hiểm, những tổn thương nghiêm trọng đều có thể xảy ra.
Nguyên nhân gây bệnh là do tác động từ thói quen hút thuốc, cao huyết áp, cholesterol cao, tiểu đường, bệnh tim, 75% bệnh xảy ra ở các bệnh nhân bị cao huyết áp hoặc tắc nghẽn động mạch ở tim.
Để điều trị bệnh này, trước hết cần thường xuyên mát xa cho mắt và dẫn lưu dịch ra ngoài, cần điều trị kịp thời để cải thiện thị lực.
Vết bớt rượu vang đỏ
Một vết bớt vô hại trông giống như vết loang của một loại rượu mạnh có màu đỏ, được mô tả trong sách y khoa là bệnh “bớt đỏ rượu vang”.
“Bớt đỏ rượu vang” thường được tìm thấy trên mặt các bệnh nhân
Dấu hiệu phổ biến để nhận biết bệnh này là một vùng da trên cơ thể đổi màu bất thường thành đỏ thậm hoặc tím nhạt. Vết bớt rượu vang đỏ ban đầu thường bằng phẳng và màu hồng xuất hiện từ khi bạn còn nhỏ. Và khi lớn lên, vết màu hồng ấy sẽ phát triển và biến thành màu đỏ hoặc đỏ tím. Theo thống kê, thì cứ 3000 trẻ lại có một ca mắc phải.
Chúng có thể xuất hiện bất kỳ nơi nào trên cơ thể, tuy nhiên vết bớt này không hề có hại mà chỉ gây mất thẩm mĩ, đặc biệt nếu chúng xuất hiện trên khuôn mặt của chúng ta. Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học đã có thể sử dụng tia laser để chữa trị chứng bệnh này.
Vi khuẩn “tụ cầu vàng” phát triển giống như những chùm nho
Một số loại vi khuẩn như tụ cầu vàng có thể phát triển thành cụm giống như những chùm nho trên da chúng ta khi chúng lớn.

Vi khuẩn đôi khi có thể phát triển thành các cụm tương tự như nho


Tụ cầu vàng là loại vi khuẩn cực kỳ nguy hiểm, có khả năng gây nhiều bệnh nặng cũng như đề kháng kháng sinh rất mạnh. Sở dĩ có tên gọi này là vì khi phát triển, các vi khuẩn này tụ lại thành chùm như chùm nho và có màu vàng.
Vi khuẩn tụ cầu vàng gây bệnh bằng cách gây tổn thương trực tiếp lên các cơ quan, bộ phận trên cơ thể chúng ta như da, hô hấp, tim, màng não, xương và máu để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Tụ cầu vàng xuất hiện trên da sẽ gây mụn nhọt, áp xe hoặc viêm mô tế bào, nếu xuất hiện ở cơ quan hô hấp sẽ dẫn đến các bệnh nguy hiểm như viêm phổi hoại tử, viêm khí quản, áp xe phổi biến chứng tràn khí màng phổi. Vi khuẩn ở tim dẫn đến bệnh tràn mủ màng tim, vi khuẩn ở màng não khiến bạn mắc viêm màng não mủ,…
Nguồn nhiễm của bệnh là từ vết thương hở bị nhiễm trùng hoặc do tiếp xúc qua đường hô hấp và da.
Để phòng tránh bệnh này, các bạn nên thường xuyên rửa tay, giữ vệ sinh chung, bồi đắp dinh dưỡng tốt nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng của cơ thể.
Hạt giống

Một sinh viên y khoa cho biết “Một số loại lao thường gặp có dạng vi khuẩn phát triển thành từng cụm trong phổi các bệnh nhân, và nếu quan sát kỹ hơn bạn sẽ thấy chúng tụ tập lại giống như một miếng pho-mát mềm”.
Tia X-quang cho thấy bệnh lao có thể phát triển lan rộng như những hạt giống nhỏ li ti trong phổi
Bệnh lao kê (một loại bệnh lao), biểu hiện bệnh bởi rất nhiều nốt như hạt kê rải đều khắp hai bên phổi. Đây là căn bệnh nặng có tỉ lệ tử vong cao, bệnh thường xuất hiện khi cơ thể suy giảm sức chống đỡ như suy dinh dưỡng, suy kiệt, tiểu đường, có thai, nhiễm HIV/AIDS…
Vi khuẩn lao xâm nhập vào máu ồ ạt, dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, gây tổn thương lan tràn ở nhiều cơ quan (như hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh) dưới dạng nốt nhỏ như hạt kê.
Lao kê có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, nếu không được điều trị tốt và chăm sóc cẩn thận, tỷ lệ người bệnh tử vong rất cao.
Trong điều trị bệnh lao kê, hiện mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng thuốc chống lao, nhưng đây là cách tốt nhất giúp bạn phòng chống cũng như điều trị bệnh lao hiệu quả.
Bụng bia
Có lẽ phổ biến nhất trong những loại bệnh dễ quan sát là “bụng bia”. Bệnh này không hẳn do bia gây nên mà là thuật ngữ để mô tả việc dạ dày và một số vùng nằm trên bụng bị phát triển quá kích cỡ bình thường.

Uống quá nhiều bia rượu có thể góp phần gia tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì

Đàn ông thường xuyên uống bia đều sở hữu vòng bụng quá khổ, điều này khiến nhiều người lầm tưởng, uống bia chính là nguyên nhân khiến bụng to.
Thực tế, theo chuyên gia dinh dưỡng cao cấp Mukta Vasishta tại Bệnh viện Sir Gangaram và chuyên gia Sunita Roy Chowdhary tại Bệnh viện Rockland, New Delhi, Ấn Độ cho biết: nguyên nhân gây “bụng bia” thực chất là do lượng calo dư thừa không được giải phóng đã tích lũy dần vào cơ thể.
Bên cạnh đó, uống bia còn có tác dụng kích thích cảm giác ngon miệng khiến bạn càng ngày càng ăn nhiều hơn nữa. Từ đó sẽ dẫn đến việc tăng cân nhanh chóng và béo bụng hiển nhiên là điều không thể tránh khỏi.
Hiện nay, có không ít các phương pháp để năn ngừa và chấm rứt tình trạng bụng bia. Một trong những việc chúng ta phải làm bây giờ là thiết lập một chế độ ăn hợp lý bao gồm các loại thực phẩm xanh và cắ giảm vệc sử dụng các dồ uống có cồn như rượu, bia.
 
Như vậy, việc sử dụng hình ảnh thực phẩm để minh họa đã được dùng trong ngành y tế cho thấy đã được bắt đầu từ lâu vì đây là cách dễ tiếp cận hơn cả để chuẩn đoán bệnh.
Hiện nay, tiến sĩ Lakhtakia cũng đang thường xuyên sử dụng thực phẩm để giảng dạy cho các lớp học y khoa của mình. Bà cho biết thường sử dụng các loại mẫu vật như hạt nhục đậu khấu hay nghệ vàng để minh họa cho các hoạt động nhiều màu sắc bên trong cơ thể.
Thúy Vũ
Dịch và Tổng hợp từ BBC
logo smaill

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.