Bà Joanne Chory hi vọng, những cánh đồng với giống cây trồng mới có khả năng chống chịu lại hán hán và lũ lụt của bà có thể là nguồn cung cấp lương thực dồi dào cho thế giới trong tương lai.
Số tiền nhà khoa học Joanne Chory nhận được nằm trong Giải thưởng đột phá năm 2018 về khoa học đời sống. Đây là một giải thưởng danh giá được trao hàng năm cho các nhà khoa học do những người đứng đầu Thung lũng Silicon tạo lập, họ gồm cả Sergey Brin – đồng sáng lập Google và nhà phát triển Facebook – Mark Zuckerberg.
Giải thưởng này được xem như là “Giải Oscar của khoa học”.Được khởi động vào năm 2012, giải thưởng nhằm cổ vũ cho những tiến bộ khoa học trong các lĩnh vực như khoa học đời sống, vật lý cơ bản và toán học. Bà Chory đã giành được giải thưởng cho nghiên cứu mà bà đã miệt mài thực hiện trong suốt 30 năm qua. Nghiên cứu nhằm tìm ra những phương pháp mới giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh hơn.
Loại cây này có khả năng chống chịu hạn hán và lũ lụt này có thể được trồng làm thực phẩm.
Hiện tại, bà đang tìm cách tạo ra một loại cây lá xanh có thể cung cấp thực phẩm cho cả hành tinh và có khả năng hút carbon dioxide ra khỏi không khí để chống lại sự thay đổi khí hậu. Nhà khoa học Chory hy vọng, loại cây có khả năng chống chịu hạn hán và lũ lụt này có thể được trồng làm thực phẩm. Hơn nữa, chúng còn có thể hấp thu lượng carbon gấp 20 lần so với những loài thực vật lâu năm. “Nó sẽ có vị tương tự như đậu gà”, bà nói.
Bà Chory ước tính rằng sẽ mất khoảng mười năm và 50 triệu USD để hiện thực hóa loài cho thực vật giàu protein này. Nhưng thời gian của chúng ta đang cạn dần: các nhà khoa học khí tượng đều cho rằng, vào cuối thế kỉ Trái Đất sẽ nóng lên ít nhất 2 độ C – so với thời kỳ tiền công nghiệp.
“Thế giới của chúng ta đang ở ngã tư đường. Chúng ta cần phải làm gì đó càng sớm càng tốt, để ngăn chặn hiện tượng nóng lên toàn cầu”, bà Chory phát biểu ở Palo Alto sau khi bà đoạt giải.
Ý tưởng về một loài thực vật có khả năng hấp thụ carbon của nhóm nghiên cứu dựa trên một loại polymer gọi là Suberin. Suberin được biết đến giống một loại chất liệu làm nút chai. Suberin có thể hấp thụ và giữ lại carbon trong hàng trăm, thậm chí đến hàng ngàn năm ở trong đất mà không xảy ra hiện tượng phân hủy sinh học. Do đó, một cái cây lâu năm có chứa Suberin có thể làm sạch không khí và cung cấp nhiều oxy hơn vào bầu khí quyển. Điều đặc biệt, rễ của loại này có khả năng chống chịu lại lũ lụt và hạn hán, bà Chory cho biết thêm.
Tạo ra giống cây giúp chống biến đổi khí hậu. (Ảnh: Usplash).
Trước đây, bà Chory đã tìm ra cách mới để phát triển các chồi cây đột biến mà không cần đến ánh sáng. Bà đã làm cho một số cây trồng phát triển cao hơn khi ở trong bóng râm, bằng cách cho hạt của chúng tiếp xúc với những hóa chất làm biến đổi AND. Từ đó, bà phát hiện ra một loại hormone thực vật mới gọi là “brassinosteroids”.Những nghiên cứu khác của bà cũng giúp tạo ra nhiều giống cây trồng có khả năng chống lại mầm bệnh và phát triển trong các điều kiện khắc nghiệt.
Để giống cây trồng mới thực hiện được chức năng của mình, bà Chory ước tính rằng phải cần đến 5% diện tích đất trồng trọt của thế giới, tương đương diện tích Ai Cập. Với diện tích này, giống cây trồng mới có thể hấp thụ 50% mức phát thải CO2 toàn cầu hiện nay do con người tạo ra.
Mặc dù chỉ là ý tưởng nhưng Chory cho rằng chiến lược này có thể tốt hơn so với việc cố gắng làm giảm lượng khí thải CO2 theo những cách khác. “Tôi sống ở Nam California và không ai ở đây tin lượng carbon có thể giảm xuống tận 50% – kể cả bản thân tôi”, bà nói.
Chory tự nhận mình không phải là người thật sự giỏi trong việc trồng trọt, nhưng bà hy vọng với nhiều giống thử nghiệm và những thất bại gặp phải, bà sẽ đưa ra phương pháp mới để cải thiện môi trường mà không cần thay đổi lối sống hiện tại của bà ở California.
Theo khampha