Làm thế nào để biết được em bé tương lai của bạn sẽ có vị giác như thế nào, thích những món ăn gì và ghét những món ra sao? Lời giải đáp của câu hỏi trên chắc chắn sẽ giúp ích các bà mẹ rất nhiều trong việc chăm sóc bé. Những bí mật thú vị sau đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời cho riêng mình.
– Vị giác của trẻ bắt đầu phát triển ngay từ khi chưa sinh ra. Trên thực tế, các chồi vị giác sẽ bắt đầu hình thành ở trẻ vào tuần thứ 8 của thai kì.
– Thức ăn nạp vào cơ thể người mẹ sẽ ảnh hưởng đến nước ối bao quanh bé. Khi bé nuốt nước ối vào bụng, bé sẽ cảm nhận được rất nhiều hương vị khác nhau. Một em bé sinh ra có dấu hiệu yêu thích với một số hương vị nhất định thì chắc hẳn bé đã được tiếp cận với hương vị đó ngay từ khi trong bụng mẹ.
– Một em bé sơ sinh có nhiều chồi vị giác hơn người lớn (khoảng hơn 10,000 chiếc). Những chồi vị giác này không chỉ xuất hiện trên mặt lưỡi mà còn ở vòm miệng, phía sau và hai bên lưỡi. Các chồi vị giác sẽ biến mất dần theo thời gian.
– Theo nhiều nghiên cứu, các loại thực phẩm mẹ ăn hàng ngày cũng có tác động đến vị sữa mẹ. Những em bé được bú mẹ sẽ có khả năng chịu nếm thử nhiều vị khác nhau ngay khi bắt đầu làm quen với đồ ăn rắn.
– Các em bé khá nhạy với vị ngọt và vị đắng ngay từ khi mới sinh, với cảm giác thích vị ngọt và khó chịu với vị đắng. Điều này có thể giải thích tại sao các bé thường thích đồ ngọt ngay từ đầu. Bé cũng có khả năng thích vị ngọt khi ở trong bụng mẹ nếu bạn ăn nhiều đồ ngọt, tuy nhiên sau khi chào đời, “tình yêu đồ ngọt” của bé sẽ được dành cho sữa mẹ. Bên cạnh đó, khuynh hướng vị giác này cũng giúp bé có bản năng tránh xa những thực phẩm độc hại thường có vị đắng.
– Các chồi vị giác sẽ hoàn thiện khi bào thai được 14 tuần tuổi.
– Phát triển vị giác ở trẻ thường đi kèm với phát triển khứu giác. Điều này giải thích cho hiện tượng trẻ sơ sinh sẽ có xu hướng quay đầu về phía có mùi sữa mẹ. Các bé cũng thường xoay đầu tránh xa các mùi khó chịu, ví dụ như mùi tã bẩn.
– Khứu giác của trẻ nhỏ cũng ảnh hưởng đến lựa chọn về vị giác của bé.
– Thai nhi trong bụng mẹ sẽ nuốt nhiều nước ối hơn khi nước ối ngọt. Khi nước ối có bị đắng, thai nhi sẽ uống ít nước ối hơn.
– Đến giai đoạn thứ 3 của thai kì, em bé của bạn sẽ đưa vào cơ thể khoảng 1 lít nước ối. Việc này giúp bé làm quen với sữa mẹ vì nguồn sữa cũng mang mùi vị của thức ăn trong cơ thể mẹ, giống như nước ối.
– Một em bé sinh non ở tuần tuổi thứ 33 cũng có thể cảm nhận rõ mùi vị.
– Trẻ em sau sinh bắt đầu phản ứng với đồ ăn mặn trong giai đoạn từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6.
– Sở thích về vị giác của trẻ nhỏ có thể thay đổi khi bé lớn lên. Một em bé thích đồ ngọt lúc nhỏ có thể chuyển sang thích đồ mặn khi lớn hơn.
– Trong quá trình phát triển, trẻ bắt đầu phát triển vị giác độc lập và sở thích của mình.
– Một em bé thường cần 10 – 15 phút để bắt đầu thích một món ăn nào đó, vì vậy bạn cần kiên nhẫn khi cho bé thử một món ăn mới.
Trang Lưu – Nguồn: MJ
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.