Cơn nóng giận thường khiến bạn không kiểm soát được hành động và lời nói của mình. Đôi khi những việc làm trong lúc bực tực khiến bạn và những người xung quanh phải hối tiếc. Hãy học 10 cách kiềm chế cơn giận hiệu quả dưới đây nhiều.
-
1
Suy nghĩ trước khi nói
Sự bực tức có thể làm bạn dễ dàng nói ra những điều không hay chút nào. Do đó, hãy tập trung suy nghĩ trong vài phút trước khi nói ra bất cứ điều gì. Dừng lại để suy nghĩ sẽ giúp bạn cảm thấy bình tĩnh hơn. Đây là cách để kiềm chế cơn giận của bản thân.
Suy nghĩ trước khi nói để kiềm chế những lời không hay khi giận dữ nhé
-
2
Thể hiện thái độ khi đã suy nghĩ rõ ràng
Sau khi bạn đã dành thời gian để suy nghĩ và xem xét vấn đề, hãy thể hiện sự thất vọng hay thái độ của bạn một cách trực tiếp, thẳng thắn và cố gắng kiềm chế cơn giận để không gây tổn thương cho người khác.
-
3
Tập luyện thể dục, thể thao
Hoạt động thể dục, thể thao giúp bạn giảm bớt căng thẳng và kiềm chế cơn giận của bản thân mình. Do đó, nếu đang cảm thấy bực tức trong người hãy dành thời gian cho một bài tập đơn giản, hít thở đều và bạn sẽ kiểm soát được mọi thứ.
Hoạt động thể chất giúp bạn kiềm chế cơn giận rất hiệu quả
-
4
Hãy dành thời gian giải lao
Việc quá căng thẳng sẽ khiến bạn không thể kiểm soát hành động của mình. Chính vì thế hãy dành những khoảng thời gian nghỉ ngơi cần thiết để thư giãn và chuẩn bị tốt nhất tinh thần xử lý những vấn đề sắp tới.
-
5
Xác định giải pháp có thể
Thay vì nổi cáu và tức giận với vấn đề, hãy dành thời gian để nghĩ đến giải pháp. Điều đó sẽ giúp ích cho việc kiềm chế cơn giận của bạn. Hãy nhớ tức giận chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề, thậm chí gây ra những điều đáng tiếc.
-
6
Giữ sự tôn trọng với đối phương
Cho dù bạn có bực tức đến đâu thì hãy giữ sự tôn trọng với người đối diện. Chẳng hạn như thay vì nói “Anh không bao giờ làm bất cứ công việc nào trong nhà” thì bạn hãy nói “Em buồn vì anh đã không giúp em làm những công việc nhà”. Bạn cần nhớ rằng, không tôn trọng đối phương chỉ càng khiến cuộc tranh cãi quyết liệt hơn và người bị tổn hại có thể là cả hai. Do đó, bạn cần luôn nghĩ về sự tôn trọng để kiềm chế cơn giận của mình.
Cố gắng giữ sự tôn trọng với đối phương khi tức giận
-
7
Đừng giữ mối ác cảm
Tha thứ là cách tốt nhất giúp bạn luôn được thanh thản. Việc giữ mối ác cảm trong lòng có thể chi phối những hành vi, lời nói của bạn và đôi khi khiến bạn tổn thương chính mình. Điều đó cũng có thể khiến cho mối quan hệ càng tồi tệ hơn. Không giữ mối ác cảm trong lòng cũng là cách giúp bạn kiềm chế cơn giận hiệu quả.
-
8
Dùng sự hài hước để giải phóng căng thẳng
Sử dụng sự hài hước là cách hiệu quả giúp giải tỏa căng thẳng và làm dịu đi tình hình. Nếu bạn đang cảm thấy giận dữ thì cũng thật khó để nói một câu hài hước, nhưng hãy kiềm chế để không dùng những từ ngữ mỉa mai hay khiến người khác tổn thương.
-
9
Cố gắng thư giãn
Khi cần giữ sự bình tĩnh, bạn hãy cố gắng thư giãn nhiều hơn. Bạn có thể nghe một bài hát hoặc hít thở sâu để làm dịu bớt căng thẳng trong đầu hoặc ngồi thiền cũng rất hiệu quả trong việc kiềm chế cơn giận.
Ngồi thiền giúp bạn kiềm chế cơn giận hiệu quả
-
10
Tìm sự giúp đỡ khi cần thiết
Kiềm chế cơn giận là thách thức với nhiều người. Hãy tìm sự giúp đỡ nếu cơn giận dữ nằm ngoài tầm kiểm soát. Đừng để những phút giây nóng giận làm bạn và những người xung quanh phải đau khổ hay hối tiếc.