10 cách “thổi bay” khó chịu trong kỳ kinh nguyệt

10 cách thổi bay khó chịu trong kỳ
Cùng thử những cách dưới đây để giảm đau bụng trong kỳ kinh nguyệt.
1. Ghi chú các triệu chứng: Bạn nên lưu ý những thay đổi như dễ bị kích thích, tâm trạng thất thường, cơ thể bị giữ nước, đau ngực, thèm ăn, và các chi tiết về ngày đầu tiên cũng như cuối cùng của chu kỳ kinh nguyệt hay triệu chứng rụng trứng. Phụ nữ nên ghi chép cẩn thận trong ít nhất ba chu kỳ kinh nguyệt.
2. Nghỉ ngơi, thư giãn: và cố gắng hạn chế căng thẳng càng nhiều càng tốt. Bạn có thể quản lý căng thẳng tốt hơn với các bài tập thiền hay căng cơ.
3. Chia sẻ cảm xúc: với gia đình hoặc bạn bè thân thiết nếu cảm thấy các triệu chứng PMS đang khiến bạn khổ sở đến mức nào. Có thể sau cuộc trò chuyện, bạn sẽ nhận ra mình không phải người duy nhất phải “chịu trận” đâu!
4. Tập thể dục đều đặn: giúp thân hình cân đối, khỏe mạnh, chống mệt mỏi, mất ngủ. Bạn cần duy trì lịch tập ít nhất 3 lần mỗi tuần, đặc biệt trong thời kỳ tiền kinh nguyệt.
5. Thay đổi chế độ ăn uống: như ăn ít hơn mỗi bữa và tăng số bữa ăn trong ngày, tránh dùng các chất kích thích như caffeine, hạn chế muối và các thức ăn mặn để giảm chứng đầy hơi, giữ nước hay tâm trạng thất thường.
6. Uống nhiều nước: hoặc ăn nhiều trái cây và rau củ để giảm đầy hơi.
10 cách thổi bay khó chịu trong kỳ
7. Tránh uống rượu bia và hút thuốc: vì chúng có thể làm gia tăng các triệu chứng PMS như căng ngực, thèm ăn, tâm trạng không ổn định và trầm cảm.
8. Các phương thuốc thảo dược: Sử dụng các loại thảo dược đương quy, vỏ quýt, hoa mẫu đơn trắng, lá bạc hà, bạch quả hay cây trinh nữ có thể giúp phụ nữ giảm bớt nhiều triệu chứng của PMS như bớt lo âu, chữa đau ngực, thay đổi tính khí.
9. Dùng các chế phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất: như  vitamin B6 (liều dùng không quá 50-100mg/ngày) hay calcium (liều dùng 1.200mg/ ngày có thể thuyên giảm 50% các triệu chứng PMS).
10. Các bác sĩ có thể kê đơn vài loại thuốc: giúp làm thuyên giảm các triệu chứng của PMS như:
– Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) giúp giảm lo âu và trầm cảm.
– Thuốc kháng viêm không steroid làm giảm các cơn đau nhức.
– Thuốc ngừa thai ngăn rụng trứng và ổn định sự biến đổi của hormone sinh dục, giúp phụ nữ kiểm soát tâm trạng tốt hơn.
– Thuốc chống trầm cảm. Các thuốc chống trầm cảm từ nhóm ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRIs) rất hiệu quả trong việc giảm mệt mỏi, chán nản và khó ngủ.
Theo WH

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.