Với một số bệnh có triệu chứng không rõ ràng, bạn sẽ hiếm khi để tâm đến. Hãy cảnh giác, chúng có thể gây nguy hiểm như suy tuyến giáp, cao huyết áp…
Đó là lý do tại sao bạn nên đi khám định kỳ và lắng nghe ý kiến của bác sĩ với những triệu chứng nhỏ nhất. Sau đây là những lời lý giải của bác sĩ về 10 căn bệnh có triệu chứng không rõ ràng.
-
1
Hàm lượng vitamin D thấp
Mặc dù bạn có thể vẫn cảm thấy rất ổn, nhưng hàm lượng vitamin D dưới 30 ng/ml có thể gây nên bệnh tim, bệnh tiểu đường, bệnh ung thư hay bệnh tự miễn như đa xơ cứng. Vitamin D giúp bạn hấp thụ canxi, vì vậy, thiếu vitamin D gây ảnh hưởng đến xương của bạn.
Nếu lượng vitamin D thấp hơn 20 ng/ml, bác sĩ sẽ kết luận bạn bị thiếu vitamin D, tiềm ẩn những nguy cơ biến chứng cao. May mắn thay, khám và chữa bệnh rất đơn giản. “Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thử máu”, Melina Jampolis – bác sĩ nội khoa và chuyên gia dinh dưỡng, tác giả của cuốn “Calendar Diet nói. “Nếu bạn thiếu vitamin D, việc bổ sung loại này không hề tốn kém và hãy tái khám sau một vài tháng”.
-
2
Loãng xương
Loãng xương được gọi là căn bệnh thầm lặng vì không có triệu chứng rõ ràng, Dahlia Carr, bác sĩ chuyên trị bệnh xương – cơ – khớp cho biết. Điều gì khiến bạn mắc bệnh loãng xương? Một phụ nữ sẽ ngừng phát triển xương vào độ tuổi 30, và mật độ xương bắt đầu giảm ở thời kỳ tiền mãn kinh. Nếu không có đủ vitamin và chất dinh dưỡng như canxi, bệnh loãng xương sẽ xảy đến nhanh hơn. Bạn sẽ không cảm thấy đau và khó chịu cho đến khi bị gãy xương, mà nguyên nhân là nội tiết tố thay đổi làm xương mỏng và yếu đi. Xương hông và cột sống của bạn có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nhất.
Để làm giảm những nguy cơ này hãy tìm đến sản phẩm sữa và thực phẩm chứa nhiều canxi, đặc biệt nếu bạn chưa đến kỳ mãn kinh. Bạn cần 1.000 mg canxi nếu dưới 50 tuổi, và 1.200 nếu trên 50 tuổi. Tư vấn bác sĩ để có thể bổ sung canxi hợp lý. Ngoài ra, hãy tìm hiểu tiền sử gia đình, và kiểm tra mật độ xương khi bước vào tuổi 50.
-
3
Suy tuyến giáp
Cùng với nhiều hệ tuyến khác trong cơ thể, tuyến giáp giúp điều chỉnh sự trao đổi chất của bạn. Khi tuyến giáp bị suy, cơ thể không sản xuất đủ hoóc môn kích thích tuyến giáp để nó hoạt động hợp lý, và là tình trạng đáng báo động. Nhưng các triệu chứng suy giảm tuyến giáp như mệt mỏi hoặc không chịu được lạnh, đều rất dễ bị bỏ qua.
Suy giảm tuyến giáp có thể dẫn đến tăng cân, bệnh tim, hàm lượng cholesterol cao, vô sinh, trầm cảm, tổn thương thần kinh cao và di tật bẩm sinh, tiến sĩ Jampolis nói. Nếu gia đình bạn có người mắc phải bất kỳ vấn đề gì liên quan đến tuyến giáp, hãy đi khám để kiểm tra lượng hoóc môn kích thích tuyến giáp bằng xét nghiệm máu. Sau tuổi 35, bạn nên kiểm tra lượng hoóc môn này 5 năm một lần.
-
4
Tiểu đường tuýp 2
Nếu cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin để phân giải glucose, một loại đường kích thích trao đổi chất, cơ thể bạn sẽ phát triển những rối loạn. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn biến, tuyến tụy sẽ sản xuất insulin chậm lại. Bạn có thể bị tiểu đường trong nhiều năm mà không hề hay biết. Căn bệnh này có thể gây hại cho mắt, tim, thận, và dây thần kinh, tiến sĩ Jampolis cho biết thêm. Hãy kiểm tra lượng đường trong cơ thể từ lúc bạn bước sang tuổi 45, nên chú ý hơn nếu bạn đang thừa cân hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.
-
5
Cao huyết áp
Theo thời gian và cùng các yếu tố như tiền sử gia đình, thừa cân, áp lực máu đẩy vào thành động mạch của bạn có thể tăng lên nhiều, dẫn đến cao huyết áp. Bạn không thể cảm nhận được những triệu chứng của bệnh cho đến khi bị các biến chứng bao gồm đau tim, đột quỵ và bệnh thận hành hạ, bác sĩ tim mạch Melissa Kong nói. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của những buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ, ngay cả khi bạn vẫn cảm thấy bản thân rất khỏe mạnh. Hãy tự đo huyết áp tại nhà, viết số đo huyết áp của bạn ra để nắm được huyết áp trung bình của mình. Huyết áp ở mức độ bình thường vào khoảng 120/80 mmHg.
-
6
Cholesterol cao
Cho dù đó là chế độ ăn uống hay do di truyền, việc tăng nồng độ cholesterol trong máu có thể làm tắc nghẽn động mạch, dẫn đến lưu lượng máu thấp trong các cơ quan quan trọng như tim và não, có thể gây ra cơn đau tim hay đột quỵ. Thêm vào đó, cholesterol cao và cao huyết áp là yếu tố dẫn đến bệnh tim. Vì vậy, hãy xét nghiệm máu 5 năm một lần để kiểm tra nồng độ cholesterol trong máu của bạn. Nếu phát hiện ra nồng độ cholesterol cao, bác sĩ khuyên bạn nên tập thể dục, và thay đổi chế độ ăn uống như thế nào và sau đó sẽ xét nghiệm máu lại một lần nữa. Bác sĩ cũng sẽ gợi ý một số loại thuộc như Lipitor, giúp ngăn chặn các enzyme hình thành nên cholesterol nếu thay đổi lối sống không mang lại hiệu quả.
-
7
Bệnh đau nhức toàn thân
Bệnh đau nhức toàn thân là tất cả triệu chứng đau mãn tính từ đầu đến chân. Não bộ khuếch đại cảm giác của cơ thể và tạo ra cảm giác đau. Nhưng bệnh đau nhức toàn thân rất khó chẩn đoán. Bác sĩ chỉ có thể chẩn đoán bằng cách loại trừ từ các loại bệnh khác, vì vậy có thể mất nhiều năm để chỉ ra chính xác xem bệnh trong cơ thể bạn là gì. May mắn thay, bệnh đau nhức toàn thân không đe dọa đến tính mạng, nhưng cũng gây khá nhiều ảnh hưởng đến công việc và tinh thần của người phụ nữ và người thân của họ nữa. Các yếu tố gây nên bệnh này bao gồm, tiền sử gia đình bị bệnh đau nhức toàn thân, chứng rối loạn thấp khớp, hoặc các bệnh truyền nhiễm, hay một sự kiện đau buồn trong quá khứ như tai nạn xe hơi. Nếu những cơn đau của bạn tiếp tục lan rộng, và đã xem xét lại các yếu tố mà không thấy vấn đề gì, thì hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu có thể.
-
8
Bệnh thiếu máu
Sự cạn kiệt dần dần lượng máu dồi dào oxy này thường diễn ra ở phụ nữ có kinh nguyệt nhiều hoặc quá thường xuyên. Khi số lượng tế bào máu đỏ từ từ giảm, các triệu chứng phức tạp như mệt mỏi có thể xuất hiện, những triệu chứng này rất mơ hồ và dễ dàng biến mất. Thiếu oxy có thể gây hại đến các cơ quan trong cơ thể, tăng cao nguy cơ bị đau tim. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, bạn có nhiều kinh nguyệt hơn bình thường, hoặc rối loạn đường ruột như bệnh Crohn (một bệnh bị viêm tại đường ruột) hoặc bệnh loét bao tử, thường liên quan đến thiếu máu. Nếu bạn cảm thấy sức khỏe yếu đi, mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân là gì, hãy đến gặp bác sĩ và làm xét nghiệm máu kịp thời.
-
9
Hội chứng buồng trứng đa nang
Mất cân bằng nội tiết tố khiến ngăn cản sự rụng trứng và kéo dài khoảng thời gian giữa các chu kỳ kinh nguyệt là thủ phạm gây hội chứng buồng trứng đa nang. Những phụ nữ trẻ thường không để ý đến các triệu chứng này, vì kinh nguyệt của họ không đều. Trong thực tế, nhiều phụ nữ không nhận ra vấn đề gì cho đến khi họ đã cố gắng nhưng không thể mang thai, tiến sĩ Gilberg nói. Bên cạnh vấn đề về khả năng sinh sản, hội chứng buồng trứng đa nang còn có thể dẫn đến lượng cholesterol cao, tiểu đường, bệnh tim và ung thư nội mạc tử cung.
Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn ngắn hơn hoặc dài hơn 28 ngày một cách đáng kể, thì hãy đến gặp bác sĩ. Các triệu chứng như mụn trứng cá và lông mọc bất thường trên ngực cũng như trên mặt của bạn, đó cũng là dấu hiệu biến động nội tiết tố.
-
10
Chứng ngưng thở khi ngủ
Nguyên nhân của chứng ngưng thở khi ngủ là do các cơ trong cổ họng co lại dẫn đến nghẹt thở. Thật khó khăn để có thể nắm bắt được bản chất của chứng ngưng thở, nhiều người tin rằng bạn bị thừa cân, hoặc bị mất ngủ vào ban ngày. Điều đó cũng có thể đúng, bởi mệt mỏi vào ban ngày cũng là một triệu chứng, đặc biệt là ở phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh. Một nghiên cứu gần đây cho thấy 83% phụ nữ sau mãn kinh gặp phải chứng ngưng thở trong khi ngủ. Những tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương tim mạch, tăng huyết áp và bệnh tiểu đường. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có một giấc ngủ ngon hơn khi bạn cảm thấy chán nản, tỉnh giấc vào ban đêm, gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ hay không hiểu sao lại thấy mệt mỏi trong ngày.