Người ta nói “giận quá mất khôn”, ấy là câu nói cửa miệng về việc nóng giận mà gây ra những hậu quả khôn lường. Vậy, bạn có biết mình cần tránh làm gì để hạn chế những điều không hay có thể xảy ra khi đang nóng giận không? Hãy chú ý đến 10 điều sau đây!
Không nên lái xe
Lái xe khi đang tức giận rất nguy hiểm. Các báo cáo cho thấy những người điều khiển xe khi đang bực tức gây nhiều tai nạn hơn những người không có xáo trộn cảm xúc. Dù bạn có đang nhìn thẳng ở phía trước đường, nhưng khi bực tức bạn không thể tập trung cao độ vào việc quan sát người đi đường và xử lý các tình huống trên đường đi nhanh nhạy. Nếu bạn phải lái xe khi đang tức giận, bạn cần mở mắt nhìn có mục đích và không ngừng quan sát. Nếu có thể, hãy tránh đi những đoạn đường hầm hoặc các cung đường nguy hiểm.
Không nên ăn
Theo các chuyên gia tâm lý, khi chúng ta tức giận, chúng ta thường hay có xu hướng lựa chọn thực phẩm không lành mạnh có nhiều đường, chất béo có hại, nhiều carbonhydrate. Do đó, hệ tiêu hóa của bạn sẽ phải làm việc vất vả để “xử lý” thức ăn trong bụng. Bạn có thể gặp các vấn đề sức khỏe như đi ngoài vavf táo bón, trong khi đó tâm trạng bực tức của bạn không dịu đi.
Không nên ngủ
Bạn không nên đi ngủ khi vẫn còn nóng giận trong người vì việc làm này có thể giữ lại những cảm xúc tiêu cực trong đầu bạn, theo như một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Neuroscience. Theo những người nghiên cứu, giấc ngủ giúp tăng cường trí nhớ và đặc biệt là những cảm xúc, bao gồm cả những cảm xúc tiêu cực như bực tức, phẫn nộ, buồn đau, hối hận, lo lắng. Vậy bạn cần làm gì để giải tỏa bực tức trước khi ngủ? Hãy đi đâu đó, hoặc làm việc gì đó để giết thời gian cho đến khi sự nóng giận của bạn nguôi ngoai bớt.
Sự tranh cãi khi cơn nóng giận đến chẳng khác nào dầu đổ vào lửa. Lúc này, bạn cần bình tĩnh lại để ý thức được rằng tranh cãi khi đang tức giận không tốt. Dù bạn đang ở thế chủ động hay bị động của cuộc cãi vã, hãy rút lui. Có thể bạn sẽ cần đến 10 phút hoặc lâu lơn là 10 ngày để thoát khỏi sự bực tức, và cảm giác bị tổn thương và sau đó là cảm thấy hối hối tiếc vì mâu thuẫn đã xảy ra.
Không lên “xả giận” trên Facebook
Đăng tải những dòng tâm trạng lên các trang mạng xã hội lúc bạn đang bực tức có thể khiến bạn trở nên xấu xí đi trong mắt người khác rất nhiều. Lúc đó, bạn chẳng thể nào ý thức được rằng những lời lẽ đó là gay gắt đối với những người ngoài cuộc, và tự bạn đã tạo ra một chút khoảng cách giữa con người đời thường và con người lúc nóng giận của bạn. Cuối cùng, sau khi hết bực tức, chính bạn sẽ cảm thấy e ngại khi đọc lại những dòng viết thiếu kiểm soát của mình trước đó.
Không nên viết email
Nhìn chung, bạn không nên viết hay trả lời email lúc nóng giận, vì tâm trạng của bạn có thể ảnh hưởng đến những quyết định trình bày qua email. Ngoài ra, trạng thái tiêu cực còn có thể ảnh hưởng đến cách ngôn từ của bạn, và có thể gây hiểu lầm cho người khác, đặc biệt là trong viết thư tình cảm.
Không nên uống rượu
Cũng giống như việc lái xe lúc tức giận, uống rượu lúc này có thể khiến bạn thiếu kiểm soát trong lời nói, hành động. Hơn thế nữa, nếu uống nhiều rượu lúc tức giận còn nguy hiểm đến tính mạng và làm phiền đến những người giúp đỡ bạn lúc bạn say sỉn.
Không nên bỏ qua các triệu chứng cao huyết áp
Nguy cơ của các cơn đau tim và đột quỵ tăng lên trong 2 giờ sau khi bạn tức giận, đặc biệt là ở các bệnh nhân đau tim, theo một nghiên cứu từ tạp chí European Heart. Cụ thể, nguy cơ đau tim sẽ tăng lên 5 lần và nguy cơ đột quỵ tăng lên 3 lần khi bạn tức giận. Nếu bạn có huyết áp cao, tốt nhất bạn nên tránh tức giẩn, và cố gắng kiềm chế tức giận nhất có thể.
Không nên suy nghĩ nhiều
Suy nghĩ nhiều chỉ khiến bạn rơi vào trạng thái bực tức sâu hơn và phức tạp hơn. Tại sao bạn phải suy nghĩ nhiều? Đó có phải là một phần tính cách của bạn? Không hề! Chỉ cần bạn thay đổi cách suy nghĩ tích cực hơn, làm các việc chân tay hay máy móc để giết thời gian, bạn sẽ quên được cơn bực tức.
Bloom – Nguồn: HP
Nguồn:
Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.