10 điều không bao giờ nên nói với bạn đời

0
142
10 điều không bao giờ nên nói với bạn đời

Quy kết kiểu “Anh/em luôn luôn…”

Những cách nói như trên luôn lập tức khiến người kia phản ứng phòng vệ và buộc phải phản pháo để bảo vệ bản thân. Bạn muốn nói cho họ biết điều mà họ thường xuyên nói hay làm đã ảnh hưởng đến bạn thế nào, nhưng bạn không nên vội vàng kết tội họ mà chỉ nên bày tỏ cảm nghĩ của mình, để cơ hội cho họ thay đổi.

So sánh với người cũ

Đây là lãnh địa tuyệt đối không nên bước vào. Thậm chí nói điều này một cách tích cực cũng không nên, vì một khi bạn đã khơi gợi ra, những vấn đề tiêu cực khác cũng sẽ theo đó mà nảy sinh.

10 điều không bao giờ nên nói với bạn đời

So sánh bạn đời với phụ huynh

Phụ huynh có thể hiểu là cha mẹ chàng và cả cha mẹ bạn. Cha mẹ mỗi người không phải là đấng thân sinh của người kia, và so sánh họ, gây cảm giác kình địch giữa họ không phải là cách nên làm. Cũng như bạn nên tránh phê phán cha mẹ của bạn đời. Dù thế nào, ai cũng yêu và biết ơn cha mẹ mình, sẽ cảm thấy buồn hay tức giận khi họ bị xách mé kiểu như “anh giống hệt cha anh”.

Phàn nàn về quá khứ

Tấn công vào tính cách cá nhân có thể gây tổn thương rất nặng và người kia có thể sẽ ghi nhớ rất lâu. Hãy nói những điều bạn nhận biết hiện tại thay vì những phỏng đoán, buộc tội và chê trách. Nên nói những điều chính xác, cụ thể và có tính xây dựng hơn. Những câu kiểu như “trước đây anh mê game em đã khổ đến thế nào, giờ anh lại…” sẽ khiến người nghe rất dị ứng.

10 điều không bao giờ nên nói với bạn đời

Chỉnh lỗi nói năng của người kia khi đang tranh cãi

Hành động này có thể coi là một hành vi móc mỉa, hạ thấp bạn đời hơn là tranh luận để tìm ra giải pháp. cãi một cách tôn trọng nhau. Nếu không được đối xử ngang bằng, họ sẽ phản ứng rất tiêu cực, khiến “cuộc chiến” càng khó hàn gắn. Bạn nghĩ sao khi anh ấy vì quá nóng mà thốt lên: “em toàn nói điều ngu xuẩn”? Chắc chắn cuộc khẩu chiến có thể chuyển thành một cái gì đó nghiêm trọng hơn.

Gọi theo lối tiêu cực

Gọi bạn đời bằng những biệt danh, danh từ tiêu cực, xấu xí có thể gây tổn thương nặng cho họ, dù có thể bạn nghĩ cái tên này rất sáng tạo và vui vẻ. Bạn đời sẽ không bao giờ quên cách bạn gọi họ, điều lỡ miệng này rất khó mà cứu vãn. Ví dụ nhà cô ấy mở cửa hàng tạp hóa, trong lúc cao hứng bạn gọi đùa nàng là “mụ bán chổi” thì nguy cơ nàng cáu sẽ nhiều hơn nàng cười đấy.

“Đây là tất cả những gì anh/em có à?”

10 điều không bao giờ nên nói với bạn đời

Thách thức làm bạn đời tổn thương, tấn công họ bằng lời nói sẽ khiến cuộc chiến kéo dài hơn. Nếu bạn giận dữ, hãy hít một hơi thật sâu để bình tĩnh lại. Không phải mọi cuộc chiến đều phải có người thắng kẻ bại mà thực sự cả 2 cũng sẽ đều bại nếu sự việc đi quá xa.

“Anh/em quá mức rồi đó…”

Phán định về một người nào đó cũng không thể khiến họ  thay đổi. Một mối quan hệ cần phải dựa trên sự chấp nhận cá tính, con người của nhau cả tốt và xấu. Thay vì tranh cãi về điều họ không thể làm, nên cố gắng thay đổi điều bạn muốn.

“Chúng ta cần nói chuyện”

Nếu có điều cần nói, bạn nên mở đầu bằng “Chúng ta có thể nói chuyện được không?” Đây là cách để mở đầu một cuộc thảo luận, không phải là tuyên chiến.

Đe dọa chia tay

Nếu 2 người không thể tìm được tiếng nói chung thì dùng biện pháp này để đe dọa nhau sẽ khiến người nghe dù đang nóng hay nguội cũng sẽ chuyển ngay sang trạng thái…lạnh. Khi nói ra điều đó, bạn có thực sự làm được hay không? Nếu bạn thực sự muốn chia tay, nói 1 lần, 2 lần, đến lần thứ 3 chắc chắn lời nói sẽ thành sự thật. Còn khi nói ra điều đó mà bạn biết là mình không thể rời xa nhau thì chính bạn đang phá hoại mối quan hệ ấy và đẩy bạn đời ra xa.

Xem thêm:

Phụ nữ và gia đình

Phụ nữ

Gia đình và xã hội

Bao hon nhan gia dinh

Phu nu va gia dinh

Nguồn: Theo phapluat

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.